Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó.

Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó.

Hôm nay, Chúa nhật thứ 6 thường niên, Thánh Luca trình thuật lại lời Chúa Giêsu dạy chúng ta: thế nào phúc và thế nào là những mối họa cho đời sống con người.

"Một hôm, Đức Giê-su đi xuống cùng với các ông, Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giu-đê, Giê-ru-sa-lem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xi-đôn. Đức Giê-su ngước mắt lên nhìn các môn đệ và nói: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em. “Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng. “Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười. “Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xoá tên như đồ xấu xa. Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế. “Nhưng khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của mình rồi. “Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no nê, vì các ngươi sẽ phải đói. “Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được vui cười, vì các ngươi sẽ phải sầu khổ khóc than. “Khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng, vì các ngôn sứ giả cũng đã từng được cha ông họ đối xử như thế." (Lc 6,17.20-26)

Từ khi ông bà nguyên tổ nghe lời cám dỗ của ma quỷ (Satan) mà phạm tội kiêu ngạo. Con người từ đó đến nay hầu hết đều tìm kiếm danh vọng, vinh hoa, phú quý của thế gian. Muốn có quyền cao chức trọng hơn người khác, muốn được người đời ca tụng, muốn được giầu có hơn người, để người chung quanh phải quỳ lụy mình.

Nhưng để có được hạnh phúc nơi trần gian này, Chúa Giêsu nói với chúng ta: "Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó." Chúa muốn chúng ta được hạnh phúc, nên Người dạy chúng ta cầu xin cùng Chúa Cha: "Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ."

Nếu lời cầu xin này phát xuất từ sâu thẳm trong tâm hồn, thì chắc chắn Chúa sẽ ban cho chúng ta. Xin cho con hôm nay lương thực hằng ngày, không có nghĩa là cứ ngồi chờ, rồi Chúa sẽ sai người đưa cơm bánh đến cho. Nhưng lời cầu xin này là: xin Chúa cho con có sức khỏe với một tinh thần vui tươi, để con có thể làm ra lương thực nuôi chính bản thân con và gia đình. Gia đình ai ai cũng ra sức làm việc để có được cơm no, áo ấm, hòa thuận yêu thương nhau, thì đó là hạnh phúc ở trần gian này rồi.

"Xin tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con." Đã là con người, thì ai cũng có lỗi lầm, mà đã phạm lỗi thì lương tâm không bình an. Chỉ khi người ta tha thứ những lỗi lầm cho những ai xúc phạm hoặc làm tổn thương danh dự của mình, thì Thiên Chúa mới tha những tội lỗi mà ta xúc phạm đến Thiên Chúa và anh chị em.

Vì mang thân phận phàm nhân, con người chúng ta ai ai cũng yếu đuối, mỏng dòn, rất dễ vỡ. Vì vậy, Chúa Giêsu dạy chúng ta xin cùng Chúa Cha: "Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ." Ma quỷ (Satan) muốn nhân loại phải hư mất, uổng công Chúa Giêsu xuống thế cứu chuộc chúng ta, nên mọi nơi, mọi lúc chúng ta bị ma quỷ cám dỗ, bị Satan thao túng trong mọi việc, kể cả khi chúng ta cầu nguyện. Có khi cầu nguyện để khoe khoang ta là người đạo đức, nhưng tâm hồn thì lại để ở nơi khác, chứ không ở trong lời cầu nguyện. Vì thế, chúng ta cầu xin Chúa Cha thêm sức và ban Thánh Thần Chúa dẫn dắt chúng ta khỏi sự dữ.

Suy niệm đến đây, tôi chợt nhớ đến câu chuyện được đăng trong cuốn sách "Một năm bước đi theo Chúa" (trang 28) của Linh mục Giuse Nguyễn Văn Tịnh, FD. (Gia đình con cái của Chúa). Câu chuyện được kể với tựa đề: Xin cho con được lòng khó khăn!

"Trên một con đường phố nhà quê, gia đình bác thợ giầy sống và làm việc trong một căn nhà bé nhỏ. Họ làm việc cả ngày, mà cũng chỉ đủ ăn. Nhưng, mọi người trong gia đình, nhất là bác thợ giầy, lúc nào cũng niềm nở vui tươi. Người ta rất thích tới tiệm của bác, để mua giầy dép mới, hoặc nhờ sửa chữa giầy dép cũ. Họ thường ở nán lại dăm ba phút, để trao đổi tin tức, nhất là để nghe hoặc kể một vài câu chuyện hài hước, ngộ nghĩnh, mà cười cho vui. Trẻ con đi học về, thường tụm năm tụm ba trước cửa tiệm giầy, để ngắm những đôi giầy xinh xắn bày trong tủ kính, và nhất là để nghe bác thợ giầy kể chuyện: chuyện cổ tích, chuyện vui, chuyện lạ, chuyện khuyên răn, chuyện phấn khởi... có khi bác thợ yêu cầu chúng hát một vài bài hát, mà chúng mới học được trong trường. Nhiều lần chúng còn được bác gái cho mỗi đứa một viên đường hoặc một viên kẹo... Tiệm giầy vì vậy hầu như lúc nào cũng có người ra vào tấp nập, và trên gương mặt, ai ai cũng lộ ra một nét vui tươi thư thới.

Đối diện với tiệm giầy là một biệt thự khá nguy nga của một ông nhà giàu bậc nhất trong làng. Biệt thự của ông lúc nào cũng kín cổng cao tường và vắng vẻ lắm. họa hiếm chiếc cổng sắt nặng nề mới được mở ra, để cho một chiếc xe kéo hoặc một chiếc xe hơi ra vào. Ông chủ biệt thự sống rất cô đơn và buồn tẻ; ông thèm thuồng cảnh vui nhộn nơi tiệm giầy, đối diện nhà ông. Một buổi tối, ông cho mời bác thợ giầy vào biệt thự, ông nói: ông muốn giúp gia đình bác một số vốn, để phát triển công ăn việc làm.

Ông trao cho bác một bao tiền thực lớn. Bác thợ giầy mừng rỡ, ôm chặt bao tiền, cảm ơn và ra về. Nhưng suốt đêm, bác không ngủ được, lúc nào cũng nơm nớp lo âu: cất gói tiền lớn đó ở đâu, nhỡ bị lấy cắp thì sao, mà còn có thể bị cướp vào nhà hành hung nữa; rồi tiền phải đẻ ra tiền, như vậy, thì gửi vào nhà ngân hàng nào, để có lợi tức cao, hay là đầu tư vào việc tậu bất động sản, hay là hùn vốn vào các công ty, xí nghiệp kinh doanh cỡ quốc gia và quốc tế ???! Ngần ấy suy tư, và còn nhiều suy tư khác nữa, cứ ngày đêm quay đi quay lại trong đầu óc của bác thợ giầy. Bác ăn không ngon miệng, ngủ không yên giấc. Bác mệt mỏi, bơ phờ. Bác không còn thời giờ cho khách hàng và cho bầy trẻ con nữa. Tiệm giầy trở nên vắng lạnh và buồn thảm.

Một hôm, nghe tiếng trẻ con vui cười từ xa vọng lại, bác thợ giầy chợt tỉnh ngộ. Bác bước vội vào phòng ngủ, ôm bao tiền, băng qua đường, gọi cổng nhà ông phú hộ, đem vào trả bao tiền lại cho ông. Từ ngày đó, gia đình bác tiếp tục sống chật vật như trước, nhưng cũng như trước, gia đình sống rất bình an và vui vẻ. Cửa tiệm lại tấp nập khách hàng và nhất là lũ trẻ con lại tụm năm tụm ba chơi đùa trước cửa tiệm. Chúng ca hát, hoặc chăm chú nghe bác thợ giầy kể chuyện... ."

Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa thánh hóa tâm trí chúng con, để chúng con cảm nhận được rằng: Tiền tài, danh vọng không đem lại hạnh phúc cho chúng con; nhưng cuộc sống giản dị, với thân thể khỏe mạnh, tinh thần vui tươi, an vui với tất cả những gì Chúa ban, đó là hạnh phúc của chúng con. Chúng con cảm tạ Chúa. Amen.

Giuse Bùi Văn Toàn, FD (Gia đình con cái của Chúa)

 

Read 815 times

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

https://hinhanh.ldcg.de/

 

« April 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Khách truy cập

Hôm nay 50

Tổng cộng 14237997

Lên đầu trang