Giêsu Na-da-rét, Vua dân Do Thái

Giêsu Na-da-rét, Vua dân Do Thái

Chúa nhật 34 thường niên là Chúa nhật cuối cùng của Năm Phụng Vụ, cũng  là ngày Lễ tôn kính Chúa Giêsu Kitô là Vua Vũ Trụ.

Vì yêu thương và muốn cứu độ loài người thoát khỏi tội lỗi và sự chết bởi tội lỗi do ông bà nguyên tổ Adam – Eva và tội lỗi của mỗi người chúng ta đã lỗi phạm đến Thiên Chúa, Thiên Chúa đã sai Con của Người là Chúa Giêsu Kitô xuống thế để cứu chuộc và mặc khải cho nhân loại biết Thiên Chúa yêu thương loài người, vì loài người đã được Thiên Chúa tạo dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa.

Thánh Gioan ghi lại lời Chúa Giêsu mặc khải cho nhân loại rằng: “Đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem. Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do-thái. Nhưng giờ đã đến – và chính là lúc này đây – giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật.” (Ga 4,21-24)

Chúa Giêsu còn mặc khải cho ta biết hơn nữa: “Chính Thầy (Chúa Giêsu) là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy. Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người.” (Ga 14,6-7); Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. (Ga 14,9b)

Lời Kinh Thánh còn xác nhận rằng: Thiên Chúa cho ta được biết thiên ý nhiệm mầu: thiên ý này là kế hoạch yêu thương Người đã định từ trước trong Đức Kitô. Đó là đưa thời gian tới hồi viên mãn là quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Ki-tô. (Kitô nghĩa là Messias, Đấng được xức dầu phong làm Vua) (Ep 1,9-10)

Trước khi Chúa Giêsu chịu khổ nạn vì tội lỗi nhân loại, các thượng tế hỏi Người: “Ông có phải là Đấng Ki-tô, Con của Đấng đáng chúc tụng không ?” Đức Giê-su trả lời: “Phải, chính thế. Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến.”  (Mc 14,61-62). Cả quan Phi-la-tô cũng hỏi Chúa Giêsu: „Ông Phi-la-tô hỏi Người: “Ông là vua dân Do-thái sao ?” Người trả lời : “Đúng như ngài nói đó.” (Mc 15,2)

Vì vậy mà Giáo Hội thiết lập Năm Phụng Vụ để thờ phượng THIÊN CHÚA CHA TOÀN NĂNG, trong Chúa Giêsu, nhờ Chúa Thánh Thần (Thần Khí). Nhờ Chúa Thánh Thần và nhờ lời mặc khải của Chúa Giêsu Kitô mà ta nhận biết Thiên Chúa Cha.

Năm Phụng Vụ bắt đầu từ Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng. Mùa Vọng là Mùa trông chờ Đấng Cứu Thế mà Thiên Chúa Cha đã hứa cùng ông bà nguyên tổ Adam và Eva, và kết thúc vào Lễ tôn kính Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ. Sau Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ, Giáo Hội lại bắt đầu „Năm phụng vụ“ mới vào ngày Chúa nhật thứ nhất Mùa vọng.

Bài Tin Mừng trong Thánh lễ tôn kính Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ, Thánh Luca trình thuật rằng: „Khi Đức Giêsu bị đóng đanh trên thập giá, dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn!” Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống và nói: “Nếu ông là vua dân Do-thái thì cứu lấy mình đi!” Phía trên đầu Người, có bản án viết: “Đây là vua người Do-thái.” Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!” Nhưng tên kia mắng nó: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!” Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su: “Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.” (Lc 23,35-43)

Kinh Thánh Cựu Ước đã tiên báo trước Chúa Giêsu Kitô là Vua, Đấng được Thiên Chúa Cha sai đến để cứu nhân loại khỏi tội lỗi và sự chết.

Ta thử đặt câu hỏi: Các vị vua của dân Do Thái từ vua Sa-un (Saolê), vua Đavít… và qua bao thế hệ đến thời vua Hêrôđê, khi các vua này sinh ra đời có ngôi sao lạ nào xuất hiện không? Có ai đến kính bái thờ lạy không? Vua Sa-un (vị vua tiên khởi của dân Israel) được Thiên Chúa cất nhắc lên làm vua khi ông đã trưởng thành. Ông thuộc chi tộc Ben-gia-min, là chi tộc bé nhỏ nhất trong các chi tộc nhà Israel, và thị tộc của ông lại là thị tộc hèn mọn nhất trong chi tộc Ben-gia-min (1Sm 9,21). Vua Sa-un sau này vì không vâng lời Thiên Chúa, nên Thiên Chúa đã gạt bỏ không cho làm vua nữa (x 1Sm 15,22). Đa-vít sống đẹp lòng Thiên Chúa, và được Thiên Chúa cất nhắc lên làm vua thay thế vua Sa-un để phục vụ dân Chúa, ngài xuất thân từ người chăn dê, chăn cừu (mục đồng) và cũng là người con bé nhỏ nhất trong gia đình ông Gie-sê, khi Đa-vít sinh ra đời cũng giống như bao vị vua khác, không có ngôi sao lạ nào xuất hiện báo sự chào đời của vua dân Do Thái.

Chỉ duy nhất một mình Chúa Giêsu, Đấng mà các Tiên tri đã loan báo trước. Khi Ngài giáng sinh thì có ngôi sao lạ xuất hiện báo cho nhân loại biết Đức Vua dân Do Thái đã giáng sinh. Chúa Giêsu đã hiển linh để các nhà chiêm tinh tìm đến kính bái. Khi thấy Hài Nhi Giêsu họ liền sấp mình thờ lạy Người (Mt 2,11b), các vị đem theo vàng, nhũ hương,  mộc dược để tiến dâng Hài Nhi.

Tại sao 3 nhà chiêm tinh lại đem theo những lễ vật lạ lùng như vậy? Vàng là thứ quý báu nhất thời bấy giờ, là quà tặng để dâng cho vua chúa, nhũ hương chỉ để đốt trong đền thờ tiến dâng Thần Thánh, mộc dược là thứ thuốc đặc biệt để tẩm liệm thi hài của những vương gia, quý tộc. Phải chăng các lễ vật này đã mặc khải cho nhân loại biết: Hài Nhi Giêsu là Vua, là Thiên Chúa, và cái chết trên thập giá của Ngài đã được mặc khải từ lúc này.

Trong Tin Mừng theo thánh Gioan trình thuật về việc mai táng thi hài Chúa Giêsu:

"Ông Ni-cô-đê-mô, người trước kia tới gặp Đức Giêsu ban đêm. Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương để tẩm liệm thi hài Đức Giêsu." (Ga 19,39)

Thật là mầu nhiệm, khi Chúa Giêsu giáng sinh thì những nhà chiêm tinh (những người dân ngoại, những người thông thái) đã tuyên xưng: „Đức Vua dân Do Thái mới sinh“.

Khi Chúa Giêsu hoàn tất sứ mạng cứu chuộc nhân loại, thì quan Philatô (cũng là người dân ngoại) „cho viết một tấm bảng và treo trên thập giá; bảng đó có ghi: „Giêsu Na-da-rét, Vua dân Do Thái.“  (Ga 19,19)

Và còn hơn thế nữa, viên đại đội trưởng, người chỉ huy cuộc hành hình Chúa Giêsu (cũng người dân ngoại) đã thốt lên: „Quả thật ông này là Con Thiên Chúa“. (Mt 27,54b)

Ngày nay trên Thánh Giá, chúng ta nhìn thấy một tấm bảng viết hàng chữ I.N.R.I ; bốn chữ này là chữ viết tắt (4 chữ đầu) của tiếng Latinh: IESVS NAZARENVS REX IVDAORVM; (Jesus von Nazareth, König der Juden); tiếng Việt là „Giêsu Na-da-rét, Vua dân Do Thái“.

Đây có phải là sự ngẫu nhiên hay Thiên Chúa đã sắp sẵn một chương trình để tỏ mình ra cho muôn dân biết: Chúa Giêsu là Vua Tình Yêu, Vua đến thế gian để cứu chuộc nhân loại, ban cho nhân loại Lời đem lại sự sống, để những ai tin và trông cậy vào Ngài là Vua Tình Yêu thì được sống muôn đời.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã cho ba vua ngôi sao dẫn đường đến bái lạy Chúa là Vua cả trời đất, xin cũng chỉ lối cho con đến với Chúa. Chúng con tạ ơn Chúa, đã thương chúng con là những kẻ hèn mọn thuộc dòng dõi dân ngoại, nay được ơn trở nên con cái Chúa, và nhận biết Chúa là Vua Vũ Trụ, là Đấng cứu độ chúng con, xin Chúa thương nhớ đến con, người tôi tớ hèn mọn! Đến muôn đời con chúc tụng và tạ ơn Chúa. Amen.

Giuse Bùi Văn Toàn, FD (Gia đình con cái của Chúa)

Read 790 times

Last modified on Samstag, 19/11/2022

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

« October 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
  1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27
28 29 30 31      

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

Khách truy cập

Hôm nay 32

Tổng cộng 14281901

Lên đầu trang