Kiêu ngạo, huênh hoang như núi đồi, phải bạt cho thấp.

Kiêu ngạo, huênh hoang như núi đồi, phải bạt cho thấp.

Giáo Hội đã bước vào tuần thứ ba của Mùa Vọng.

Mùa Vọng, Giáo Hội dịch danh từ Hylạp παρουσία (''parousia'' có nghĩa là ''ĐẾN'') sang chữ Latinh là ''Adventus''. Trong tiếng Việt: Mùa Vọng là ''MÙA TRÔNG CHỜ''.

Giáo Hội Công Giáo ở Đức, cũng như ở Âu Châu, trong Mùa Vọng thường kết một vòng tròn bằng lá thông (lá thông luôn xanh tươi quanh năm), nói lên sự trường tồn và vĩnh cửu của Thiên Chúa. Trên vòng tròn có đặt 4 cây nến, 3 cây màu tím (Violet) và 1 cây màu hồng để tượng trưng cho thời gian 4 tuần lễ của Mùa Vọng. Nến tỏa ra ánh sáng, tượng trưng cho Ánh Sáng Chúa Kitô xua đuổi bóng tối của sự dữ.

  1. Die Kerze der Prophezeiung - Symbol für Ankunft Christi
    Cây nến thứ nhất chỉ sự „Hy Vọng – Tiên Báo“, Đấng Cứu Thế sẽ đến, nhắc nhở Dân Chúa hãy tỉnh thức để đón nhận ơn cứu chuộc.
    „Phải chi Chúa xé trời mà ngự xuống“. (Is 63,19b)

  2. Die Kerze des Friedens - Symbol für Geburt Jesu
    Cây nến thứ hai chỉ sự „Tin Tưởng – Thanh Bình“ mà Chúa Giêsu Cứu Thế mang đến cho nhân loại. Nhắc nhở nhân loại „Hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần“. (Mt 3,2)

  3. Die Kerze der Freude - Symbol für Herzlichkeit
    Cây nến thứ ba màu hồng chỉ sự „Vui Mừng – Yêu thương“, biểu tượng vinh quang của Thiên Chúa. „Tôi mừng rỡ muôn phần nhờ Đức Chúa“. (Is 61,10a)

  4. Die Kerze der Liebe - Symbol für Liebe Gottes und seinen einzigen Sohn
    Cây nến thứ bốn biểu tượng của „Tình Yêu Thiên Chúa“ vì Người đã sai Con Một là Đức Giêsu Kitô xuống thế để cứu độ nhân loại. Chúa Giêsu là „LÒNG CHÚA CHA THƯƠNG XÓT“. (die Barmherzigkeit)

„Này đây người trinh nữ sẽ mang thai, sẽ sinh hạ con trai, và đặt tên là Em-ma-nu-en“. (Is 7,14b)

Khi đi rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã loan báo cho chúng ta cũng như toàn thể nhân loại biết: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ." (Ga 3,16-17)

Chúa nhật thứ 3 Mùa Vọng, Giáo Hội thắp lên cây nến màu hồng, linh mục khi dâng lễ cũng mặc phẩm phục màu hồng để nói lên sự vui mừng vì vinh quang của Đức Vua, Đấng Cứu Thế đang ở giữa chúng ta.

Trong bài đọc 2, Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta: "Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em! Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà rộng rãi, Chúa đã gần đến . Anh em đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa là bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su." (Pl 4,1-7)

Khi Thánh Phaolô viết thư này cho giáo đoàn Phi-lip-phê, là lúc Ngài đang bị người ta cầm tù vì rao giảng Lời Chúa. Tuy ở trong tù, nhưng Ngài luôn lạc quan vì có Chúa ở với Ngài. Ngài nhắc nhở mọi người vui lên, vì Chúa đã đến gần. Mỗi người hãy luôn tỉnh thức để đón nhận Ơn Cứu Chuộc, để chờ đón Chúa đến khi cuộc đời trần thế của mỗi người chúng ta tới hồi viên mãn. Được sinh ra đời hay không, thì không ai có thể biết được, nhưng ngày từ giã thế gian thì chắc chắn sẽ đến với mỗi người.

Ngày nay, khi có ai đó qua đời, người ta hay nói: "Chúa gọi ông ấy, Chúa gọi bà ấy…"; song Kinh Thánh lại nói với chúng ta: Hãy tỉnh thức để đón "Chàng Rể" (Chúa Giêsu), hãy tỉnh thức để chờ "Chủ" (Chúa Giêsu) về… . Khi cuộc đời của mỗi người tới hồi viên mãn, thì cũng là lúc mà Chúa Giêsu đến để đưa chúng ta về với Ngài, hoặc là được ở bên phải của Chúa, hay là bị đuổi sang bên trái.

“Khi Con Người (Chúa Giêsu) đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người. Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê. Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái. Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: ‘Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa.

Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: ‘Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. (Mt 25,31-34;41)

Chính Chúa Giêsu đã cầu xin Chúa Cha: “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành. Lạy Cha là Đấng công chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng con, con đã biết Cha, và những người này đã biết là chính Cha đã sai con. Con đã cho họ biết danh Cha, và sẽ còn cho họ biết nữa, để tình Cha đã yêu thương con, ở trong họ, và con cũng ở trong họ nữa.” (Ga 17,24-26).

Chúa Giêsu còn nói với chúng ta là những kẻ tin yêu và trông cậy nơi Ngài: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi.”(Ga, 14,1-4).

Mùa Vọng của chúng ta ngày nay, là mỗi người hãy chuẩn bị tâm hồn để đón nhận Hạnh Phúc mà Thiên Chúa hứa ban; để có thể tạm xứng đáng đón rước Chúa Giêsu Vua, chúng ta cần phải làm những điều Thánh Gioan Tiền hô nhắc nhở: "Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng. Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa." (Lc 3,4-6). Đó là những điều phải tu chỉnh trong tâm hồn mỗi người, và cung cách đối xử với tha nhân, chúng ta phải làm như Thánh Gioan Tiền Hô đã chỉ dạy: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy.” Cũng có những người thu thuế đến chịu phép rửa. Họ hỏi ông: “Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì?” Ông bảo họ: “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh.” Binh lính cũng hỏi ông: “Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì?” Ông bảo họ: “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình.” (Lc 3,11-14)

Ngày nay, Giáo Hội mừng Lễ Chúa Giáng Sinh, nghĩa là mừng sinh nhật của Chúa Giêsu, mừng với tấm lòng tạ ơn Thiên Chúa Cha đã vì yêu thương loài người, mà sai Con Một xuống thế để cứu chuộc nhân loại.

Lạy Chúa Giêsu, Đấng cứu độ chúng con! Xin ban ơn và soi sáng cho chúng con. Xin giúp chúng con luôn nhớ Lời Chúa dạy mà noi gương các trinh nữ luôn tỉnh thức cầm đèn và dầu trong tay, để khi Chúa đến thì hân hoan ra đón rước Chúa. Amen.

Giuse Bùi Văn Toàn, FD (Gia đình con cái của Chúa)

Read 692 times

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

https://hinhanh.ldcg.de/

 

« April 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Khách truy cập

Hôm nay 40

Tổng cộng 14237762

Lên đầu trang