Muốn lên Thiên Đàng có dễ hay không?

Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. 

Nhà Tạm và Hòm Bia Thiên Chúa được đặt ở đâu?

Anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em. Như thế, anh em đâu còn thuộc về mình nữa, vì Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em. Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em.

Mùa Chay và Thiên Thần Bản Mệnh

„Thời kỳ đã mãn, và triều đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng“ (Mc 1,15)

Một ý niệm về Lễ Tro

Lạy Chúa Giêsu, con đã được rửa bằng Máu và Nước từ trong Trái Tim Chúa, xin cứu lấy linh hồn con trong giờ sau hết, giờ mà thân xác con đi về cùng tro bụi. Amen.

Bệnh phong hủi

Lạy Chúa Giêsu, chúng con tin thật Chúa là Đấng cứu độ chúng con. Xin Chúa chữa lành các bệnh tật thể xác cũng như trong tâm hồn chúng con.

Nếu hôm nay là ngày cuối của đời mình!

“Sự giàu có đích thực là tình yêu Thiên Chúa, được chia sẻ cho anh chị em mình. Tình yêu xuất phát từ Thiên Chúa và làm cho chúng ta biết chia sẻ và giúp đỡ nhau. Ai có kinh nghiệm này thì được bình an trong tâm hồn và không sợ chết.”

Làm thế nào để có thể thấy sự hữu ích của đức tin trong cuộc sống?

Đức tin dùng để làm gì? Đơn giản là để sống! Và để sống đời đời.

Đức tin để làm gì? Rất nhiều người đặt câu hỏi này. Và, trái với những gì người ta có thể nghĩ, câu hỏi này rất nghiêm túc vì từ câu trả lời đây là cả một nghệ thuật sống.

Nếu câu hỏi về sự hữu ích của đức tin được đặt mạnh trong thời buổi này, thì đây không phải là chuyện tình cờ. Chắc chắn câu hỏi này sẽ không được đặt ra cùng một cách ở thời buổi khác, khi người ta ít quan tâm hơn về việc: chuyện gì cũng phải có lợi. Nhưng bây giờ chúng ta phải công nhận chuyện này, cái gì không có lợi thì không đáng giá gì. Tại sao phải phì thì giờ vào chuyện không có lợi? Quý vị sẽ nói, có những trò chơi video mất rất nhiều thì giờ và cũng chẳng mang lợi lộc gì, nếu không phải là chỉ để giết thì giờ và mang lại tiền cho người bán game. Nhưng đây không phải là câu trả lời cho câu hỏi của chúng tôi. Nếu tâm linh không tạo nên một cái gì, xuất hiện như một kẻ xâm nhập trong thế giới của chúng ta, thì có thể, chính xác từ quan điểm của những gì thế giới đang tìm kiếm, nó là vô dụng.

Trước tiên chúng ta phải tự hỏi thế giới này đang tìm kiếm điều gì? Và người tín hữu kitô tìm gì trong thế giới này? So các mối quan tâm và mục tiêu đi theo lời hứa thú vị. Như Chúa Giêsu đã nói: “Vì kho tàng của anh em ở đâu, lòng anh em ở đó” (Lc 12, 34). Điều này có nghĩa là những gì thân yêu đối với chúng ta (kho tàng), chúng ta sẽ dành những gì tốt nhất của bản thân (quả tim) cho nó. Vậy kho tàng của thế giới là gì? Mình cho ai quả tim của mình? Và kho tàng của người tín hữu kitô là gì?

Thế giới đang tìm kiếm điều gì?

Mối quan tâm của mọi người trên thế giới này là tổ chức, từ cá nhân đến tập thể, làm sao để có cuộc sống tốt nhất có thể ở trần gian này. Có gì bình thường hơn không? Người tín hữu kitô trong chừng mực họ sống ở thế gian này, họ cũng có mối quan tâm như vậy. Trong bối cảnh này, đó là quan tâm để làm sao được thành công, được hạnh phúc, là có gia đình trọn vẹn. Vấn đề là phải có đủ tiền để sống thoải mái, có một địa vị xã hội, có đời sống thú vị, có sức khỏe tốt và nếu được, có các lợi thế và ít bất tiện nhất có thể. Không có mối quan tâm nào trong các mối quan tâm trên là đáng lên án. Và không ai có thể đổ lỗi cho ai đó, nếu họ chân chính đã làm mọi thứ để sống, và thậm chí là sống tốt. Đó là cuộc sống trong tầm tay của sức lực con người. Kinh thánh cũng nói, cuộc sống “được làm bằng bàn tay con người”.

Trong bối cảnh này, không cần phải nói, tất cả những gì có thể được sử dụng cho thành công xã hội và cá nhân sẽ được phê chuẩn, và những gì gây hại cho nó sẽ bị lên án. Và bất cứ những gì không tích cực giúp đạt được tình trạng này sẽ bị loại ra và bỏ vào hộc tủ vô dụng. Và, vẫn trong bối cảnh này, người ta có thể tự hỏi đức tin kitô giáo dùng để làm gì? Tôi sợ rằng, nó sẽ bị trả lời là vô dụng. Chúng ta cứ nói, rằng nó chẳng có lợi gì để đừng làm ai bực mình. Dù sao, đây không phải là mục đích của nó để phục vụ trực tiếp cho việc thành công xã hội.

Thế giới mà Chúa Giêsu hứa

Cần phải đi đến kết luận này, để đặt câu hỏi thứ hai: kho tàng của người tín hữu kitô là gì? Nó ở trong bối cảnh nào? Nói cách khác: Tin Mừng liên quan gì đến thành công xã hội hay thu xếp một cuộc sống trên trái đất? Có phải phương pháp tốt là theo Chúa Giêsu để có được một vị trí tốt trong vương quốc mà Ngài chắc chắn sẽ thiết lập trên trái đất không? Đây là những gì bà vợ của ông Dê-bê-đê nghĩ cho các con của mình, bà là một bà mẹ thực tế. Nhưng bà lầm.

Dù chúng ta thấy về mặt nhân bản có một sự cân bằng nào đó, thậm chí là được hạnh phúc khi theo bước chân của Chúa Giêsu, ngay cả khi chúng ta may mắn được ở trong một cộng đoàn nồng ấm, mang lại hương vị cho cuộc sống và hỗ trợ khi khó khăn, ngay cả khi khôn ngoan Tin Mừng dường như vượt trội hơn tất cả những gì các triết gia vĩ đại nhất đưa ra, chúng ta phải nhận ra rằng viễn cảnh của Chúa Kitô không phải là để chúng ta có một chỗ an cư lạc nghiệp trên trái đất này. Những gì Ngài nhắm đến, đó là Nước Trời. Những gì Ngài hứa với chúng ta là ở một nơi với Ngài, gần Cha của Ngài. Những gì ngài mang lại cho chúng ta, đó là một chỗ ở bàn tiệc trên trời. Và để đến đó, con đường Ngài đề nghị chúng ta là đi qua cánh cửa hẹp (có nghĩa là không để hành lý lọt qua!), đó là một đời sống từ bỏ (cấm nhìn lại đàng sau), đó là con đường thập giá.

Đó là cuộc sống “không do bàn tay con người làm”. Đó là cuộc sống “không thể đối với con người, nhưng có thể đối với Chúa”. Chính Chúa Giêsu đã nói. Chính Chúa Giêsu đã sống. Và đó là những gì Đức Trinh Nữ Maria đã nói với Thánh Bernadette ở Lộ Đức: “Ta không hứa với con hạnh phúc trên quả đất này, nhưng trên Trời”. Ân sủng của Thánh Bernadette là lời hứa này, khác xa với vẻ bề ngoài vô lý và không có lợi, đối với Thánh Bernadette là lời hứa quý báu. Thánh Bernadette không nói: tất cả các lần Mẹ hiện ra này dùng để làm gì, nếu chỉ để tiếp tục bị “gièm pha” ở trên quả đất này? Viễn cảnh của ngài là Nước Trời.

Làm thế nào để chúng ta thấy sự hữu ích của đức tin trong đời sống của mình?

Bây giờ chúng ta có thể nói điều này: đức tin kitô là để cho hạnh phúc vĩnh cửu, là để thực sự đi vào hiệp thông với Chúa và để thực sự có được sự sống đời đời. Và đức tin phục vụ một mục đích cao cả. Đó là phương tiện duy nhất tồn tại trong tầm tay con người, để đi vào cuộc sống vĩnh cửu này. Tuy nhiên, chúng ta phải tin vào thực tế của cuộc sống vĩnh cửu, rằng không có gì quan trọng hơn việc đến được với cuộc sống vĩnh cửu, rằng quê hương của chúng ta ở trên Trời, rằng tất cả những gì cho chúng ta có được hạnh phúc này là hữu ích, và những gì không tích cực đóng góp vào mục đích này phải được đặt lại đúng chỗ của nó.

Sự hữu ích của đức tin kitô giáo chỉ thấy được khi chúng ta nhìn vào mục tiêu cần đạt được. Nếu chúng ta muốn đến được với Chúa, nếu không có gì quan trọng hơn đối với chúng ta thì khi đó chúng ta đã tìm phương tiện hiệu quả nhất để đạt được điều này. Nhưng nếu chúng ta muốn làm cho bản thân thoải mái nhất có thể trên trái đất, thì thực tế, đức tin sẽ không giúp gì nhiều cho chúng ta. Chúa Giêsu đã cảnh báo chúng ta: “Ai muốn cứu mạng sống mình (trên trái đất) thì sẽ mất (vĩnh viễn); còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy (trên trái đất) thì sẽ tìm được mạng sống (vĩnh viễn)” (Mt 16,25). Đây là cả một thách đố. Chúng ta thấy rõ vấn đề về sự hữu ích của đức tin là quan trọng.

Đức tin kitô giáo, cây cầu đưa từ bờ này qua bờ kia

Đối với ai đi tìm đời sống vĩnh cửu, đức tin kitô giáo giống như bàn tay nắm lấy và giúp chúng ta vượt qua giới hạn. Đức tin như bờ vai chúng ta có thể dựa vào để nghỉ ngơi khi đường đi quá khó khăn. Đức tin giống như ánh sáng lóe ra trong bóng tối và chiếu sáng đường đi. Đức tin giống như sức thổi nâng cánh buồm. Đức tin giống như bánh và rượu cần cho sự sống. Đức tin giống như một nhóm bạn đón nhận và cùng đi. Đức tin giống như lời yêu thương chân thật và đáng tin cậy nhất. Đức tin làm biến đổi đời sống hàng ngày của mình. Thậm chí đức tin còn làm rõ ràng các rắc rối tệ hại nhất. Các bạn sẽ tự hỏi đức tin dùng để làm gì? Đơn giản là để sống! Và để sống đời đời.

fr.aleteia.org, Linh mục Alain Quilici Dòng Đa Minh, 2020-01-23

Marta An Nguyễn dịch

Xin đọc thêm: Đức tin cũng có “chiều kích thiêng liêng và tình cảm”

Nguồn: http://phanxico.vn

Một thoáng suy nghĩ về nỗi cô đơn đời Linh Mục

Sự yêu mến và quan tâm của chúng ta sẽ giúp người già trút bỏ được mặc cảm bị bỏ rơi xa cách, mặc cảm tự ti mình là người vô dụng, sống ngoài lề xã hội. Có người đã nói: “Cô độc thật sự đáng sợ đấy, nhưng không đáng sợ bằng việc cảm thấy cô đơn trong một mối quan hệ” (Amedia Earhart). Người già sẽ rất buồn tủi khi mọi người xung quanh, nhất là con cháu và người thân, vô tình hay hữu ý, tạo một bức tường ngăn cách khiến cho họ cảm thấy cô độc trong thế giới xung quanh họ

Chiếc Áo Choàng Thanh Sạch Của Thánh Giuse Là Gì?

“Hãy đến với Thánh Giuse”. Thánh Giuse, con người thầm lặng, nhưng lại đầy lửa. Ngài sẽ giúp chúng ta, dù sống thầm lặng, nhưng không ngừng đem lửa Giêsu đốt nóng các tâm hồn đến với chúng ta. Thánh Giuse, con người vất vả, nhưng sống phó thác. Phó thác nơi Thánh Giuse là một thứ lửa của đức tin. Thánh Giuse, con người đơn sơ, mộc mạc, nhưng sống khôn ngoan. Khôn ngoan nơi Thánh Giuse là một thứ lửa của Chúa Thánh Thần.

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

« October 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
  1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27
28 29 30 31      

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

Khách truy cập

Hôm nay 31

Tổng cộng 14281900

Lên đầu trang