„Ta đã gọi con Ta ra khỏi Aicập“ (Mt 2,15).

„Ta đã gọi con Ta ra khỏi Aicập“ (Mt 2,15).


Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, sinh trưởng ở Bethlehem bên nước Do Thái. Nhưng tại sao lại có lời Ngôn sứ nói trước rằng Ngài được gọi ra khỏi AiCập mà không từ xứ sở đất nước nào khác, nơi mà dân Do Thái trước đó hằng ngàn năm đã bị đi sống lưu đầy như Babylon, Assyrie., hay một vùng đất nào từ nước Do Thái?

Cuộc di dân sang Aicập và xuất hành trở về từ Ai cập thời tổ tiên ngày xưa.

Kinh thánh không chỉ tường thuật lại biến cố xuất hành của dân Do Thái, dân được Thiên Chúa tuyển chọn, ra khỏi đất Aicập trở về quê hương đất nước Thiên Chúa hứa, nhưng trước đó cũng đã nói đến biến cố dân Do Thái di dân sang sinh sống bên Aicập. (St 46, 1-27).

Ông Joseph con của Tổ phụ Giacóp bị chính anh em mình bán sang Aicập (St 37-41). Nơi đó Ông leo lên tới chức Thủ tướng nước Aicập dưới triều đại Vua Pharao. Rồi biến cố hạn hán mất mùa toàn thể đất nước Aicập và toàn vùng miền Canaan dẫn đến cảnh thiếu thực phẩm đe doạ chết đói đã khiến dòng họ chi tộc Tổ phụ Giacóp di dân sang Aicập sinh sống tránh nạn đói. Thủ tướng Joseph đã cứu dân Aicập và gia đình Ông từ Canaan di dân sang Aicập thoát khỏi nạn đói.

Sinh sống bên Aicập trong dòng thời gian dài hơn 4 thế kỷ, người Do Thái đã sinh sôi phát triển thành một dân đông đúc. Điều này gây nên sự nghi kỵ lo sợ cho chính quyền lẫn người dân bản xứ Aicập. Nên vị Vua Pharao mới khác khi lên ngôi ra lệnh bắt người Do Thái phải sống cảnh nô lệ làm việc, bị chà đạp hành hạ, các con trai mới sinh ra bị giết tiêu hủy không cho phát triển thêm người nữa. (Xh 1, 1-22)

Trong hoàn cảnh nô lệ bị hành hạ của dân Do Thái, Thiên Chúa đã cho xuất hiện Mose đứng ra cứu dân khỏi cảnh sống nhục nhằn bị đe dọa tiêu diệt. Theo mệnh lệnh Thiên Chúa, Mose đem dân Do Thái xuất hành từ đất nước Aicập trở về quê hương đất nước Thiên Chúa hứa ban, quê hương Do Thái thoát khỏi cảnh nô lệ bị tiêu diệt. (Xh 2,1-25)

Đi tỵ nạn sang Aicập và trở về từ Aicập của gia đình hài nhi Giêsu

Phải chăng lời tiên tri Hosea, mà Thánh sử Mattheo ghi lại khi thuật lại biến cố gia đình hài nhi Giêsu đi trốn đi tỵ nạn sang Aicập, để rồi sau này xuất hành hồi hương, như dân tộc Do Thái thời Mose trở về quê hương Do Thái, có sự trùng hợp giống nhau chăng?

„Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giu-se rằng: "Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài Nhi đấy! "14 Ông Giu-se liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập.15 Ông ở đó cho đến khi vua Hê-rô-đê băng hà, để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập.“ (Mt 2,13-15)

Gia đình hài nhi Giêsu di cư tỵ nạn sang Aicập, vì bị Vua Herode theo dõi tìm bắt giết hại. Gia đình Chúa Giêsu đi lánh nạn tìm sự an toàn.

Vua Herode người Do Thái đã trị vì là vua nước Do Thái thời đế quốc Roma xâm chiếm cai trị nước Do Thái. Vị vua này nổi tiếng độc tài tàn nhẫn, sử sách thuật lại khoảng năm 7. trước Chúa giáng sinh đã cho hạ sát giết hai người con trai của ông là Alexander và Aristobul. Vì nghi ngờ hai con ông có ý định mưu chiếm ngai vàng của mình. Và năm 4. trước Chúa giáng sinh ông cũng cho hạ sát bài trừ người con trai của mình nữa, cũng với lý do như vậy. Ông muốn chỉ một mình là vua trị vì cai trị dân thôi.

Vì thế khi nghe tin các nhà Bác học thiên văn, còn gọi là ba Vua, nói về một vị vua mới sinh ra, ông đã sinh lòng nghi ngờ, âm thầm lên kế hoạch tìm các bài trừ vị vua mới sinh.

Và khi biết các nhà bác học Thiên văn đã đánh lừa mình, nên ông càng vừa lo sợ và càng phẫn nộ hơn. Vì thế ông hạ lệnh truy lùng tìm giết tất cả các trẻ em nam sơ sinh cùng lứa tuổi với hài nhi Giêsu trong toàn vùng Judea, để trừ hậu hoạn.

Ngày xưa chi tộc dòng họ Tổ phụ Giacóp di cư sang Aicập trốn lánh nạn đói kém đe dọa sự sống, họ cũng đi tìm sự an toàn.

Không thấy Kinh thánh nói đến đời sống của gia đình Chúa Giêsu ở Aicập thế nào. Nhưng Thiên Chúa đã sai Thiên Thần gọi báo tin cho Thánh Giuse xuất hành đem gia đình trở về quê nhà Do Thái.

„ Sau khi vua Hê-rô-đê băng hà, sứ thần Chúa lại hiện ra với ông Giu-se bên Ai-cập,20 báo mộng cho ông rằng: "Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi."( Mt 2, 19-21)

Ngày xưa dân Do Thái sinh sống bên Aicập bị đối xử hành hạ làm nô lệ, bị đe dọa tới mạng sống. Họ than van khóc lóc. Thấy nỗi thống khổ cùng lời kêu xin vang thấu tới trời, Thiên Chúa đã sai Mose đi gặp Vua Pharao xin cho dân Do Thái được trở về quê hương như Thiên Chúa hứa ban cho.

Tình hình an ninh bên nước Do Thái đã bình yên trở lại, vua Herode, người truy lùng bắt hài nhi Giesu đã chết. Nên Thiên Chúa đã sai Thiên Thần lại hiện đến báo tin cho Giuse thúc giục Ông xuất hành đem gia đình trở về quê hương Do Thái.Thánh Giuse âm thầm nghe lời chỉ bảo của Thiên Thần ra đi, xuất hành trở về.

Cuộc xuất hành của gia đình không thấy Kinh thánh nói rõ diễn ra như thế nào. „Nhưng vì nghe biết Ác-khê-lao đã kế vị vua cha là Hê-rô-đê, cai trị miền Giu-đê, nên ông sợ không dám về đó. Rồi sau khi được báo mộng, ông lui về miền Ga-li-lê,23 và đến ở tại một thành kia gọi là Na-da-rét, để ứng nghiệm lời đã phán qua miệng các ngôn sứ rằng: Người sẽ được gọi là người Na-da-rét.“ (Mt 2, 22-23).

Thiên Chúa hiện đến với Mose trong bụi gai có lửa cháy, truyền cho Ông sứ mạng xuất hành đem dân Do Thái đang bị hành hạ từ Aicập trở về quê hương đất nước Do Thái. Mose tuy vâng nghe mệnh lệnh của Thiên Chúa truyền sai phải xuất hành đưa dân trở về đất Chúa hứa ban. Nhưng Ông đã phải chiến đấu cam go vượt qua nhiều thử thách với nhà Vua mới có được phép cho dân được xuất hành trở về. Và rồi cuộc xuất hành kéo dài tới 40 năm trong sa mạc mớii trở về tới địch điểm quê hương đất nước Thiên Chúa hứa ban cho.

Lời tiên tri của ngôn sứ Hosea: Ta đã gọi con ta ra khỏi Aicập! mang ý nghĩa là một sự giải phóng, tương tự như cuộc xuất hành của dân Do Thái ngày xưa được giải thoát khỏi ách nô lệ của vua Pharao. Hay cũng tương tự như lời Thiên Chúa nói với Tổ phụ Abraham ngày xưa bỏ lại đàng sau những gì cũ và lên đường lập sự nghiệp mới nơi quê hương mới.

Hình ảnh là người con của Thiên Chúa

Khi trở về từ Aicập quan niệm về triều đại vua của người Do Thái, nhất là ở Jerusalem chấp nhận vua là con (trai) của Thiên Chúa: Con là con (trai) của Ta, hôm nay Ta đã sinh thành ra con (Tv 2,7). Quan niệm này không theo ý nghĩa sinh đẻ, nhưng mang ý tuyển chọn.

Thiên Chúa tuyển chọn vua là con của Người, kể từ khi được phong vương, như Thiên chúa đã đối xử với vua David là con cửa Người
„Phần Ta, Ta sẽ đặt Người làm trưởng tử,
cao cả hơn vua chúa trần gian.
Ta sẽ yêu thương Người đến muôn thuở
và thành tín giữ giao ước với Người. „ (Tv 89,28-29).

Thánh sử Mattheo trích dẫn lời ngôn sứ Hosea „Ta gọi con ta ra khỏi Aicập“ trong ý nghĩa nói đến Chúa Giêsu là người con đích thực của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương người con của mình. Và vì thế gọi con mình ra khỏi Aicập, nơi quê lạ xứ người trở về sống trong quê hương nhà của mình.

Biến cố vua Pharao xứ Aicập ngày xưa ra lệnh cho giết tất cả các trẻ em nam người Do Thái, để ngăn cản dân Do Thái sinh sôi ra thêm nhiều có thể đe doạ an ninh đất nước.

Sau này bên Do Thái thời Hài nhi Giesu sinh ra, vua Herode đã đi tìm lùng bắt các trẻ em con trai sinh ra cùng thời với hài nhi Giêsu như các vị bác học nói cho biết về vua hài nhi Giêsu mới sinh ra ở Bethlehem. Vì nhà vua sợ ngai vàng của mình bị thách thức, bị lung lay chiếm đoạt. Nên đã gây ra thảm trạng các hài nhi vùng Bethlehem bị tìm giết, và gia đình hài nhi Giesu phải tìm đường đi tỵ nạn sang Aicập.

Hai biến cố giết các trẻ em nam người Do Thái ở Aicập và ở Bethlehem là khúc mở đầu cho trường ca xuất hành trở về quê hương sau này của dân Do Thái thời Mose, và thời của Chúa Giêsu với Thánh Giuse - Đức mẹ Maria từ Aicập : Ta gọi con Ta từ Aicập!.

Ngày xưa Mose lẽ ra bị giết chết ngay từ lúc mở mắt chào đời theo lệnh vua Aicập. Nhưng ông đã được cứu sống do bàn tay quan phòng của Thiên Chúa: Trẻ sơ sinh Mose được đặt trong lòng một cái thúng thả trôi trong dòng sông Nil, và được công chúa con gái của vua Pharao cho vớt lên nuôi trong cung điện nhà vua như con. Chính Ông sau này lớn lên đã dẫn đầu dân Do Thái xuất hành trở về quê hương Chúa hứa ban.

Hài nhi Giêsu cũng bị nhà vua truy lùng tìm bắt chung với các trẻ em nam mới sinh cùng thời điểm. Nhưng hài nhi Giesu đã thoát nạn bị tìm giết nhờ gia đình được Thiên Chúa hướng dẫn di cư tỵ nạn kịp thời sang Aicập. Hài nhi Giesu sau này lớn lên là người không mệt mỏi cho tới lúc chết trên thập gía rong ruổi các nơi chốn nước Do Thái loan báo tin mừng tình yêu của Thiên Chúa cho con người, thiết lập triều đại mới nước Thiên Chúa, nước tình yêu ơn cứu chuộc cho linh hồn con người.

Mose ngày xưa đã trốn vua Pharao đi vào miền hoang vu sa mạc Midian, và Thiên Chúa đã gọi ông quay trở lại Aicập để thương thuyết với vua Pharao cho dân được ra đi trở về, và chính Mose đã dẫn đầu đoàn người xuất hành trở vể quê cũ.

Chúa Giêsu được Thiên Chúa gọi ra khỏi Aicập trở về nước Do Thái như một Mose mới, ra rao gỉảng nước tình yêu Thiên Chúa cho con người. Và tin mừng nước Thiên Chúa lan rộng từ nước Aicập, nước Do Thái sang tận Roma rồi cùng khắp thế giới thành lập nên Giáo hội Công giáo của Chúa ở trần gian.

Thánh sử Mattheo đã dành hai chương đầu sách phúc âm viết thuật lại về cuộc đời trẻ thơ của Chúa Giêsu từ lúc sinh ra đời, rồi Ba đạo sĩ đến thăm viếng thờ lạy như vị Vua, biến cố đi tỵ nạn sang Aicập và cuộc xuất hành từ Aicập trở về quê hương Nazareth.

Những bài tường thuật đó là những chứng cớ lịch sử về đời sống của một người, một gia đình trong khung cảnh lịch sử văn hóa xã hội lúc đó, cùng ẩn chứa trọng tâm ý nghĩa đạo đức thần học tôn giáo.

Qua đó giúp chúng ta suy nghĩ sâu xa hơn về mầu nhiệm ẩn chứa nơi Chúa Giêsu.

Lễ gia đình Thánh gia Nazareth.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’

Sách tham khảo

- Joseph Ratzinger, Benedickt XVI.. JESUS von Nazareth, Prolog die Kindheitsgeschichten, Herder 2012, Tr. 116 -126
- Zu Bethlehem geboren? Das Buch Benedickt XVI. und die Wissenschaft, Jan Assmann, „ Aus Aegypten habe ich meinen Sohn gerufen? tr. 131-142, Thomas Soeding (Hg), Herder 2013.

 

Read 1444 times

Last modified on Freitag, 27/12/2019

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

https://hinhanh.ldcg.de/

 

« March 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Khách truy cập

Hôm nay 86

Tổng cộng 14234355

Lên đầu trang