Ngắm Cờ Vàng

Ngắm Cờ Vàng

Đài BBC vừa đưa hai bài liên quan đến cờ vàng, cờ đỏ. (1) Cờ đỏ thì các bạn thấy đã nhiều và nghe bộ máy tuyên truyền của cộng sản nói đã nhiều! Hôm nay 30/4 tôi muốn viết về cờ vàng, tức là về quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1948 đến năm 1975 và bây giờ là lá cờ của người Việt tỵ nạn cộng sản. Viết như người chiêm ngưỡng một tác phẩm nghệ thuật. Viết điều tôi đã nói nhiều từ 10 năm nay.

Các bạn biết quốc kỳ là biểu tượng của một quốc gia trong một giai đoạn nào đó. Biểu tượng này phải đơn giản, đẹp, gần gũi, dễ cảm nhận với đại chúng, và có ý nghĩa thể hiện được trí ý và nguyện vọng của người dân trong quốc gia đó.

Xét về phương diện này tôi thấy có lẽ cờ vàng ba sọc của Việt Nam Cộng Hòa là một trong những lá quốc kỳ tuyệt vời nhất thế giới. Vì nó rất đơn giản: nó chỉ là một dải vải vàng hình chữ nhật, ở giữa có 3 sọc đỏ song song nhau. Mầu vàng tượng trưng cho sự cao quý, cho đất, cho hoàng gia, cho mầu da của người Việt; nền vàng ở đây tượng trưng cho đất nước Việt Nam; mầu đỏ tượng trưng cho máu; ba sọc đỏ ở đây tượng trưng cho ba miền Bắc-Trung-Nam.

Tuy đơn giản như vậy, mô tả chỉ 4 chữ là xong: cờ vàng ba sọc; nhưng sức gợi ý của nó thì rất phong phú: nó gợi lên nơi ta những ý tưởng cao thượng và những thực tại thiêng liêng cao quý.

Giống như khi ta đứng trước một tác phẩm nghệ thuật, đây là một số ý tưởng có thể “ĐỌC” được khi ta đứng trước cờ vàng:

  1. Nếu tôi là một người Việt Nam, khi nhìn vào cờ vàng ba sọc, tôi hiểu ngay lá cờ này chỉ một nước Việt giang sơn gấm vóc, thiêng liêng cao quý, gồm có ba miền Bắc Trung Nam thống nhất; mọi người dù sống ở ba miền khác nhau thì đều là anh em với nhau, đều là một giống da vàng và đều mang dòng máu đỏ.(2)

  2. Nếu tôi là người Việt theo Công giáo hay Tin Lành, hay Anh giáo, hay Chính Thống giáo, khi nhìn vào lá cờ này, cùng với ý tưởng về quốc gia và dân tộc Việt Nam, tôi thấy ngay tôn giáo và niềm tin tôn giáo của tôi: cái nền vàng duy nhất kia tượng trưng cho MỘT THIÊN CHÚA, ba sọc đỏ kia tượng trưng cho BA NGÔI: ĐỨC CHÚA CHA - ĐỨC CHÚA CON - ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN.

    Khi nào mọi người biết kính thờ Đức Chúa Trời Ba Ngôi, biết đi theo đường lối của Ngài, thì người dân được hạnh phúc, đất nước được cường thịnh. Vì thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong, thuận theo ý Trời thì sống, nghịch ý Trời thì chết.

  3. Nếu tôi là người Việt, theo Phật giáo, khi nhìn vào lá cờ này, tôi hiểu ngay và thấy ngay tôn giáo của tôi: cái nền vàng duy nhất kia tượng trưng cho ĐẠO PHẬT, 3 gạch đỏ kia tượng trưng cho BA NGÔI TAM BẢO, tức ba cái quý nhất của Phật giáo là Phật - Pháp - Tăng.

    Khi nào mọi người biết quy y Tam Bảo, biết sống theo giáo lý của Phật để được giác ngộ thì đất nước mới thanh bình và người dân mới được hạnh phúc.

  4. Nếu tôi là người Việt theo Lão giáo, tôi thấy cái nền vàng kia tượng trưng cho Đạo và ba sọc đỏ kia tượng trưng cho ba thực tại quan trọng nhất trong vũ trụ là Trời-Đất-Người.

    Làm sao cho mối quan hệ giữa TRỜI - ĐẤT - NGƯỜI được hài hòa với nhau và tất cả cùng hài hòa với Đạo thì đất nước mới thái hòa và cường thịnh.

  5. Nếu tôi là người Việt theo Khổng giáo, tôi thấy cái nền vàng kia tượng trưng cho Đạo và ba sọc đỏ kia tượng trưng cho Tam cương tức là cho ba mối quan hệ quan trọng nhất của xã hội là QUÂN - PHU - PHỤ, nghĩa là vua-tôi, vợ-chồng và cha-con.

    Làm sao cho mọi người biết sống đúng vị trí, vai trò và bổn phận của mình trong ba mối tương giao này thì thì xã hội mới ổn định, đất nước phát triển.

  6. Nếu tôi là người Việt theo lý tưởng dân chủ, tôi thấy cái nền vàng kia tượng trưng cho đất nước, ba sọc đỏ kia tượng trưng cho ba giá trị căn bản của nền dân chủ mà quốc gia cần có là TỰ DO - BÌNH ĐẲNG - BÁC ÁI.

    Chừng nào mọi người Việt được tự do thật, có bình đẳng thật, có bác ái thật, chừng đó dân tộc Việt mới có hạnh phúc và nước Việt mới phát triển.

  7. Nếu tôi là người theo đuổi lý tưởng Cộng hòa, tôi thấy cái nền vàng kia tượng trưng cho quốc gia, ba sọc đỏ kia tượng trưng cho ba giá trị căn bản mà một quốc gia phải có là LẬP PHÁP - HÀNH PHÁP - TƯ PHÁP.

    Làm sao ba quyền lực này vừa độc lập với nhau vừa liên kết với nhau trong việc điều hành quốc gia, thì công lý mới có cơ may được bảo vệ, người dân mới có cơ may được sống bình an và hạnh phúc và đất nước mới có cơ may phát triển bền vững.

  8. Nếu tôi là người theo Cộng sản duy vật và vô thần, theo đường lối chuyên chính vô sản và bạo lực cách mạng, thực hành đấu tranh giai cấp, khi thấy một lá cờ gợi lên nhiều ý nghĩa tốt đẹp như cờ vàng thì tôi sợ!Làm sao tôi không sợ khi lá cờ đó khiến người ta thấy Trời thấy Đất, thấy Chúa thấy Phật trong khi tôi duy vật vô thần!

    Làm sao tôi không sợ khi lá cờ đó khơi gợi lên các giá trị mà tôi chống đối như dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái, đến tam quyền phân lập!

    Tôi sợ giống như bất nhân sợ thánh nhân! Giống như bóng tối sợ ánh sáng! Giống như ma quỷ sợ Đức Chúa Trời.

    Chừng nào còn thấy bóng lá cờ ấy thì tôi còn mất ăn mất ngủ. Còn giẫy nảy như đỉa phải vôi! Còn lồng lộn như kẻ bị trừ tà! Còn thấy mình tối tăm, độc ác và bất chính...

Roma 20.04.2021

Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT

PS.

Dù ở đây không bàn về lịch sử của cờ vàng ba sọc nhưng nhân tiện tôi cũng nói:

Hồi 21 năm trước nhân dịp về Trần Nội, Phú Tảo, Hải Dương, thăm Cha Già Trần Hữu Thanh, tình cờ phát hiện tập hồi ký ngài viết dở dang trên tập vở học sinh bằng loại giấy rất xấu, tôi đọc ngấu nghiến và phát hiện ra rằng cờ vàng ba sọc của Việt Nam Cộng Hòa do chính ngài phác thảo năm 1948 theo sự nhờ cậy của ông Trần Điền, Phụ trách Thông tin Trung Việt của chính phủ Bảo Đại thời bấy giờ.

Đó là quốc kỳ nền vàng có ba sọc đỏ quán xuyến một con rồng hình chữ S, tượng trưng cho dân tộc Việt Nam-một giống da vàng, ba giòng máu đỏ trên một đất nước Việt Nam thống nhất Bắc-Trung-Nam trong sự khác biệt về hành chính. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, con rồng hình chữ S này đã bị bỏ đi trong lá cờ do hoạ sĩ Tôn Thất Sa thực hiện theo bản phác thảo của ngài.
180203105 1209226842828756 7310033446831204628 nCha Trần Hữu Thanh vì chống tham nhũng, làm cho chế độ VNCH trong sạch vững mạnh để bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa, nên đã bị cộng sản bắt giam và quản chế 13 năm. Ngài bị giam tại Chí Hòa-Sài Gòn, Thanh Liệt-Hà Nội và quản chế tại Quang Húc-Sơn Tây và Trần Nội-Hải Dương. Khi được trả tự do ngài không về lại Sài Gòn mà xin ở lại họ đạo nhà quê Trần Nội ở Hải Dương để phục vụ dân nghèo ở đây. Ngài qua đời tại Tu viện Thái Hà, Hà Nội năm 2007, ngay trước khi vụ Thái Hà nổ ra hơn 1 tháng.

(1) Xem hai bài về cờ vàng, cờ đỏ:
- 30/4: ‘Đỏ’, ‘Vàng’ và sự phân cực giữa giới trẻ Việt Nam;
- Vì sao chính quyền Việt Nam e ngại các biểu tượng VNCH?

(2) X. Hồi ký Cha Giuse Trần Hữu Thanh.

 

Read 3654 times

Last modified on Samstag, 01/05/2021

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

« October 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
  1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27
28 29 30 31      

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

Khách truy cập

Hôm nay 32

Tổng cộng 14281901

Lên đầu trang