Đời sống cầu nguyện


Cách đây 05 năm, ngày 11.02.2013 đúng vào ngày lễ kính Đức Mẹ hiện ra ở Lộ-Đức, và cũng là ngày Thế giới Bệnh nhân, Đức giáo Hoàng Benedicto XVI. trước mặt các Đức Hồng Y trong Hội Thánh về họp công nghị ở Vatican, đã công khai nói lên tâm tư sâu kín của mình:

„Sau khi nhiều lần xét mình trước mặt Thiên Chúa, tôi đã đi tới sự chắc chắn rằng sức lực của tôi, vì tuổi cao, không còn thích hợp nữa để thi hành sứ vụ Phêrô một cách thích đáng nữa. Tôi ý thức rõ sứ vụ này, do yếu tính thiêng liêng, phải được chu toàn không những bằng hoạt động và bằng lời nói, nhưng còn bằng đau khổ và cầu nguyện.

Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, đang chịu những biến chuyển mau lẹ và bị giao động vì những vấn đề có tầm quan trọng lớn đối với đời sống đức tin. Để cai quản con thuyền của Thánh Phêrô và loan báo Tin Mừng, cần có nghị lực cả thể xác lẫn tâm hồn, nghị lực mà trong những tháng gần đây bị suy giảm nơi tôi đến độ tôi phải nhìn nhận mình không có khả năng thi hành tốt sứ mạng đã được trao phó cho tôi.

Vì thế, với ý thức rõ ràng về hành vi hệ trọng này, với tự do hoàn toàn, tôi tuyên bố từ bỏ sứ vụ Giám Mục Roma, người kế vị Thánh Phêrô, được ủy thác cho tôi do tay các Hồng Y ngày 19 tháng 4 năm 2005.“.

Lời công bố đó tựa hồ tiếng sấm sét đánh ầm vang từ trên trời vụt lao xuống trần gian, như lời Đức hồng Y Sodano đã nói lên tâm tư của mình hôm đó.

Có người còn ví nó tựa như một trái bom nổ vang trời dậy đất không chỉ trong vùng Vatican, mà còn vang dội lan rộng ra khắp mọi nơi trong Giáo hội Công giáo hoàn cầu

Và các Vị Hồng Y có mặt trong căn phòng họp hôm đó, như lời Đức Hồng Y Joseph Cordes kể lại: ai cũng sững sờ bối rối hốt hoảng căng thẳng!

Năm năm đã trôi qua, Đức Giáo Hoàng emeritus Benedickt XVI. từ ngày 28.02.2013 lui vào cuộc sống không phải như một người đi nghỉ hưu dành thời giờ du lịch hay sống theo sở thích hobby riêng của mình. Không, không như thế. Nhưng Joseph Ratzinger Benedickt XVI. sống như là một Tu Sỹ ẩn dật thầm lặng chỉ chuyên lo việc cầu nguyện trong ngôi nhà tu viện Mater Ecclesia ở ngay nội thành Vatican.

Năm năm trôi qua Joseph Ratzinger Benedikt XVI. không viết sách báo thần học đạo đức, suy tư viết sách báo thần học là sở thích sở trường của ngài rất nổi tiếng, ngài không xuất hiện công khai cử hành những nghi lễ phụng vụ như một „giáo hoàng“. Không, ngài không sống như thế. Nhưng ngài sống một nếp sống âm thầm khiêm nhượng, không gây phiền hà vấn đề cho ai, hoàn toàn trung thành vâng phục vị Giáo Hoàng đương nhiệm Phanxico của Giáo Hội.

Năm năm trôi qua có nhiều suy diễn, nhiều nghi hoặc có cả phê bình chỉ trích về việc ngài từ chức. Nhưng ngài không nói hay viết lời nào vào việc tranh biện đó. Ngài sống âm thầm trung thành với ý Chúa đã soi sáng cho ngài biết việc mình phải làm.

Cung cách sống như thế biểu hiện một tâm hồn con người chân tu đích thực, lấy ý Chúa làm trung tâm cho đời sống riêng mình và cho Giáo Hội.

Lối sống đó của ngài phản chiếu cung cách của một người trí thức thâm sâu, có tầm nhìn xa trông rộng cùng biết phản tỉnh nhìn lại con người chính mình.

Thái độ sống của ngài như thế là một bài giảng chan chứa tình tự đạo đức, một bài thuyết trình thâm sâu về tình yêu mến và lòng trung thành hướng thượng lên với Thiên Chúa, và hướng hạ chiều ngang đường chân trời với con người trên mặt đất , với Giáo hội Chúa ở trần gian.

Giáo Hoàng emeritus Benedikt XVI. lui vào ẩn dật với nếp sống thầm lặng khiêm nhượng chăm lo việc đọc kinh cầu nguyện cho Giáo Hội ở Tu viện Mater Ecclesia nằm trên đồi Vatican.

Hình ảnh gương sống này gợi nhắc nhớ tới thánh Tiên tri Mose ngày xưa đã leo lên núi cầu nguyện cho dân Israel đang chiến đấu chống quân của Amalek tấn công, như Kinh Thánh thuật lại:

„A-ma-lếch đến đánh Ít-ra-en tại Rơ-phi-đim. Ông Mô-sê bảo ông Giô-suê: "Anh hãy chọn một số người, và ngày mai ra đánh A-ma-lếch. Còn tôi, tôi sẽ đứng trên đỉnh đồi, tay cầm cây gậy của Thiên Chúa. “Ông Giô-suê làm như ông Mô-sê đã bảo: ông đã giao chiến với A-ma-lếch, còn các ông Mô-sê, A-ha-ron và Khua thì lên đỉnh đồi. Khi nào ông Mô-sê giơ tay lên, thì dân Ít-ra-en thắng thế; còn khi ông hạ tay xuống, thì A-ma-lếch thắng thế.„ (Sách Xuất hành, 17, 8-11).

Con thuyền Giáo Hội Chúa ở trần gian trong cơn thử thách chao đảo, vì bị tấn công về đức tin, về luân lý, về cơ cấu tổ chức, về những lạm dụng từ bên ngoài và cũng từ bên trong nội bộ. Nhưng Giáo Hội của Chúa do Chúa thành lập và luôn được Chúa hướng dẫn từ hơn hai ngàn năm nay. Nên Giáo hội phải qui hướng về Chúa trong bước đường dù trong thanh bình hay trong sóng gío gặp thử thách chao đảo. Do đó việc cầu xin khấn nguyện cùng Thiên Chúa là hơi thở sức sống của Giáo Hội và lương thực cho Giáo Hội.

Đức Giáo Hoàng emeritus Benedickt XVI. thoái vị lui vào ẩn dật cùng chung tay góp nhận thi hành công việc đó, như thánh Tiên tri Mose ngày xưa đã dang tay trên núi cầu nguyện cho dân Israel.

Hình ảnh vị Giáo Hoàng emeritus trong âm thầm cầu nguyện xin ơn Thiên Chúa phù hộ gìn giữ Giáo Hội khác nào như cây cột thu lôi, cây Ăngten thu kéo làn sóng ân đức chúc lành của Thiên Chúa từ trời cao xuống trần gian cho Giáo Hội.

Khi được hỏi phải chăng Đức giáo hoàng lui vào ẩn dật chăm lo việc cầu nguyện là một an ủi thiêng liêng chăng?

Đức giáo hoàng emeritus Benedickt XVI. nói ngay: „Không đâu. con đường nghỉ hưu của tôi không chỉ do từ trên cao cùng đồng hành dẫn dắt. Hằng ngày tôi nhận được nhiều thư từ… không chỉ của các vị quyền qúi trên thế giới, nhưng còn từ những người dân bình thường có đời sống khiêm nhường. Họ muốn biết tôi sống thế nào, qua đó họ gần gũi với tôi, và họ cầu nguyện cho tôi. Họ sống tình liên đới với tôi.

Từ những điều đó tôi lớn mạnh thêm trong sự tin tưởng vượt qua những khoảnh khắc khó khăn. Và vững tin rằng Thiên Chúa luôn dẫn dắt nuôi dưỡng Giáo Hội của Người. Ngày xưa Ngài đã trao cho trách vụ đứng đầu Giáo hội Chúa ở trần gian đó cho tôi, và bây giờ tôi có thể trao lại trong tay Ngài. Sự nâng đỡ đó vẫn luôn liên tục, không bị cắt đứt, cả sau khi tôi thoái vị xin rút lui vào sống ẩn dật.

Điều tôi đã đoan hứa cùng Thiên Chúa và cùng mọi người, mà Ngài cũng như mọi người hằng đoan hứa yêu mến nâng đỡ tôi, tôi chỉ có thể nói lên tâm tình tạ ơn Chúa và lời cám ơn mọi người.“ (Elio Guerriero, BENEDIKT XVI., Die Biogrfie, Herder, Freiburg i. Breigau 2018,Tr. 586-587).

Khiêm nhường cùng đạo đức thâm sâu và trí thức hơn, tưởng không hơn được.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

Read 2157 times

Last modified on Sonntag, 26/07/2020

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

https://hinhanh.ldcg.de/

 

« March 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Khách truy cập

Hôm nay 45

Tổng cộng 14234314

Lên đầu trang