Hãy Dừng Lại!

Hãy Dừng Lại!

(Bài giảng của Đức nguyên TGM Hà Nội đáng kính Giuse Ngô Quang Kiệt dịp Lễ Thánh Giuse 19/03/2020 giữa mùa đại dịch COVID-19)

Mấy tháng nay tâm trí mọi người đều bị COVID-19 xâm chiếm.

Trong tình hình dịch bệnh như thế, chúng ta mừng lễ thánh cả Giuse thế nào?

Lời Chúa trong lễ thánh Giuse nói với ta điều gì giữa thời đảo điên do dịch COVID-19 gây ra?

Có thể thấy 4 sứ điệp:

1/ Hãy dừng lại.

David có toan tính xây đền thờ. Nhưng Chúa bảo ông: hãy dừng lại.

Abraham nôn nóng mong lời Chúa hứa thực hiện. Chúa bảo ông: hãy dừng lại.

Thánh Giuse cũng đang có toan tính bỏ đi. Chúa bảo ngài: hãy dừng lại.

Với đại dịch COVID-19, tất cả phải dừng lại.

Từ những chương trình lớn như giải đua xe, giải bóng đá, hành hương Toà Thánh, Đất Thánh. Cho đến những chương trình nhỏ như tuần chầu, cưới hỏi, khánh thành, tập huấn nhà tập. Thậm chí cả những chương trình riêng tư như đi thăm thân nhân, khám bệnh thường kỳ. Tất cả đều phải dừng lại.

Tổng phụ Lepori trích dẫn Thánh vịnh 46 mời gọi: Hãy dừng lại. Dừng lại trước Nhan Thánh. Chỉ có Chúa mới làm ta no thoả. Cyril, một linh mục của Vũ hán suy niệm: Trung quốc vốn ồn ào vội vã bỗng trở nên trầm lặng. Làm việc không biết mệt giờ cũng bình thản lại. Còn cha Ríchard Henrick, một linh mục châu Âu suy niệm: Trên khắp thế giời người ta đang sống chậm lại, dừng lại và suy tư. Dừng lại để quay về.

2/ Hãy về nhà

Đối với các vị thánh về nhà là về với Thiên Chúa. Khi thức dậy, thánh Giuse đã trở về như lời Chúa truyền. Ra đi chỉ là cơn mê. Trở về là tỉnh thức. Mê ngủ là xác thịt. Tỉnh thức là Thần Khí. Đối với Đavid và nhất là với Abraham, quê hương là nơi Chúa hứa. Là về với lời hứa. Với đúng vị trí do Thiên Chúa đặt để.

Đại dịch COVID-19 khiến mọi người trở về nhà. Trẻ em không đi học sẽ ở nhà. Người lớn không đi công tác sẽ ở nhà. Không còn những địa vị ngoài xã hội. Không còn những giao tiếp xã giao, con người về sống thật với mình. Quan trọng nhất là trở về căn nhà tâm hồn mình. Về tìm lại chính mình. Vì những công việc thế gian, con người phải ra khỏi mình nhiều. Đã đánh mất chính mình. Đã tha hoá.

Cha Henrick mời gọi: Hãy thức tỉnh những lựa chọn của bạn. Để biết sống hôm nay. Cha Cyril phát hiện: Có những cha mẹ trước kia chẳng bao giờ giao tiếp với con cái. Có những cặp vợ chồng chẳng hề tâm sự. Nay bắt đầu đối thoại chuyện trò. Cha Tổng phụ suy tư: Sống hiện tại là sống sự thực về chính mình. Trở về thẳm sâu tâm hồn là sống với Chúa.

3/ Hãy sống với Chúa

Để Chúa làm chủ đời mình. Khi David dừng lại và kính cẩn lắng nghe, Chúa đã cho ông biết kế hoạch lâu dài dành cho gia tộc của ông. Abraham tuyệt vọng nhưng vẫn để Chúa làm chủ cuộc đời. Nên Chúa đã cho ông trở thành tổ phụ nhiều dân tộc. Thánh Giuse dừng lại ý riêng. Để lắng nghe Lời Chúa. Bỏ chương trình riêng. Để đi vào chương trình của Chúa. Và Chúa đã phong ngài làm cha nuôi Chúa Cứu Thế.

Giữa lúc dịch COVID-19 hoành hành lại có một hiện tượng đáng vui mừng. Số người xưng tội tăng lên. Các lời cầu nguyện tha thiết sốt sắng hơn. Các cha xứ cho biết nhờ được giải tội tập thể nên nhiều người bỏ xưng tội lâu nay có cơ hội được hiệp thông thánh lễ. Tại Ba Lan các nhà thờ tăng thêm thánh lễ để đáp ứng nhu cầu cầu nguyện của người dân trong cơn đại dịch.

Cha Cyril suy niệm: (Nhờ đại dịch) Cuối cùng nhân loại một lần nữa cảm nhận được Quyền lực của Thiên Chúa. Cha Henrick cho thấy: Virus nhắc nhở ta có Đấng Toàn Năng. Và con người chỉ là những tạo vật hèn yếu của Người.

Tổng phụ Lepori gợi lại hình ảnh các tông đồ ở trên thuyền với Chúa trong cơn bão tố: Như các tông đồ trên thuyền trong cơn sóng dữ. Đừng quay lại quá khứ để mơ tưởng ước gì mình chưa lên thuyền. Vì quá khứ đã qua không trở lại. Đừng mơ mộng tương lai ước gì thuyền đã vào bến. Vì tương lai không thuộc quyền ta.

Hãy sống hiện tại. Đó là Chúa đang ở trong thuyền với ta. Hãy sống với Chúa. Hãy để Chúa làm chủ. Sống với Chúa mời gọi ta sống cho tha nhân.

4/ Hãy sống cho tha nhân

Vâng lời Chúa, Đavid thu tích vật liệu nhưng để dành cho con là Salomon sẽ xây dựng đền thờ. Ông tích đức để dành cho con cháu. Và vì thế Chúa hứa cho dòng dõi ông trường tồn.

Abraham chịu khổ cực suốt đời lang thang không có nhà cửa đất đai, không con cháu. Nhưng vì đức tin của ông, Chúa ban cho ông Đất Hứa và con cháu ông sẽ đông như sao trên trời.

Thánh Giuse cũng vâng lời Chúa, không sống cho toan tính bản thân. Ngài về nhận lấy Đức Mẹ và Chúa Giêsu. Đó là một trách nhiệm khó khăn. Ngài quên bản thân để lo cho Đức Mẹ và Chúa Giêsu. Điều đó làm cho cuộc đời ngài có ý nghĩa.

Thật lạ lùng. Trong cơn đại dịch con người lại biết quay về với nhau.

Vietcatholic đưa hình ảnh người dân ở các thành phố Siena Tuscan, Napoli và Turino đứng trên ban công cùng nhau hát vang những bài dân ca.

Tại Vũ hán có những người mang bữa ăn đến cho những người bị cách ly. Và ta đã thấy khắp nơi trên thế giới người ta họp nhau lại múa bài Vũ điệu rửa tay của Khắc Hưng và Quang Đăng.

Tổng phụ Lepori mời gọi chúng ta trong thời đại dịch hãy biết sống cho tha nhân. Hãy biết nghĩ đến các y bác sĩ đang xả thân phục vụ bất chấp hiểm nguy. Hãy nghĩ đến dân Phi châu đang bị dịch cào cào châu chấu.

Cha Cyril thì nhận thấy: Virus dạy ta biết thế nào là “những khoảnh khắc đáng nhớ”. Virus cho ta cảm nhận tình yêu chân thật có trên trái đất này.

Còn cha Henrick ghi nhận: Một khách sạn tại Ai len phục vụ bữa ăn miễn phí giao tận nhà. Có những thiếu nữ trẻ cho các nhà hàng xóm số điện thoại, để những ai cần, có thể gọi họ đến giúp. Trong đại hoạ con người lại đến với nhau.

Lễ trọng kính thánh Giuse giữa mùa chay như một ánh sáng giúp ta sống mùa chay tốt đẹp.

Lời Chúa hôm nay cũng soi sáng cho ta biết sống thế nào giữa thời đại dịch Covid19 cho đúng thánh ý Chúa, xứng đáng là người Kitô.

Hãy dừng lại. Hãy trở về. Hãy sống với Chúa. Hãy sống cho tha nhân.

Dịch COVID-19 đã khiến ta tỉnh ngộ để trở về với những gì quan trọng nhất đời. Tổng phụ Lepori trích dẫn Tu luật Biển đức để gợi lại cho ta ý nghĩa của mùa chay là: ý thức thân phận mỏng dòn.

Khi phải từ bỏ những gì thừa thãi, ta sẽ biết giữ lại những gì cốt lõi.

Và khi biết thân phận mỏng manh ta sẽ biết Chúa mới làm chủ cuộc đời. Đó chính là tâm tình phải có trong mùa chay.

Và như thế mùa chay thật ý nghĩa. Ta sẽ được tái sinh trong tình yêu.

Như cha Henrick cảm nhận: Vâng có đó nỗi sợ nhưng không phải oán hờn. Có cuộc cách ly nhưng không phải cô đơn. Có mua sắm hoảng loạn nhưng không phải bủn xỉn. Thậm chí có cả chết chóc nhưng luôn có tái sinh tình yêu.

Lạy thánh cả Giuse, xin cho chúng con biết noi gương thánh cả, biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa dạy. Amen.

+ Nguyên TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

 

Read 929 times

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

https://hinhanh.ldcg.de/

 

« April 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Khách truy cập

Hôm nay 53

Tổng cộng 14238254

Lên đầu trang