Kinh truyền tin

Kinh truyền tin

Hằng ngày xưa nay nơi các nhà Dòng, Tu viện, nơi các họ đạo có tập tục đạo đức đọc kinh truyền tin vào lúc 12.00 giờ trưa, và vào buổi chiều lúc 18.00 hay 19.00 giờ.

Vào lúc 12.00 giờ trưa ngày Chúa nhật hằng tuần Đức giáo hoàng từ cửa sổ phòng làm việc bên Vatican đọc kinh truyền tin với toàn thể khách hành hương tụ tập nơi quảng trường đền thờ Thánh Phero.

Nhiều xứ đạo, Hội đoàn và tư gia trước khi đọc kinh cầu nguyện chung cũng bắt đầu bằng Kinh Truyền tin.

Vậy đâu là ý nghĩa đạo đức thần học cùng lịch sử truyền thống kinh truyền tin?

Theo truyền thuyết thuật lại ngay từ thế kỷ thứ nhất sau khi Chúa Giêsu trở về trời, các tin hữu Chúa đầu tiên đã cầu nguyện nhiều lần trong một ngày. Rồi các Tu sĩ Dòng cũng có tập tục đọc kinh cầu nguyện. Những tập tục đạo đức này mở đường dẫn đến tập tục đọc Kinh truyền tin.

Năm 1274 Thánh Bonaventura, dòng Phanxicô, đã cùng với các Tu sĩ nhà Dòng lập ra tập tục đọc Kinh truyền tin vào buổi chiều với ba kinh Kính mừng Maria, đang khi kéo chuông báo tin vui.

Đức Giáo Hoàng Gioan 22. năm 1318 đã truyền khi đọc kinh truyền tin chào kính mừng Đức mẹ, mẹ Thiên Chúa, phải qùi gối lúc đọc kinh Kính mừng Maria cùng đổ những hồi chuông.

Thời Đức Giáo Hoàng Calixtus năm 1456 đã truyền đọc Kinh truyền tin hằng ngày vào buổi trưa với ba lời Kinh Kính Mừng cùng Kinh Lạy Cha, để cầu xin Thiên Chúa gìn giữ che chở cho đạo Kitô giáo thời lúc đó đang trong hoàn cảnh bị hoàng đế Mohamed II. đe dọa xâm chiếm tiêu diệt.

Năm 1545 Thánh Ignatius, Dòng Tên Chúa Giêsu, đã thành lập tập tục cầu nguyện đọc kinh Kính mừng ba lần có đổ chuông ba lần trong ngày sáng, trưa và chiều tối.

Năm 1571 Đức Giáo Hoàng Pius V. đã quyết định công thức Kinh truyền tin như hiện đang có hiện nay trong toàn thể giáo hội Công giáo hoàn vũ.

Ngày 22.10.1978 Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. lần đầu tiên đã cầu nguyện đọc Kinh Truyền tin công khai với giáo dân ở quảng trường đền thờ Thánh Phero.

Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. và đức đương kim Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục truyền thống này vào các ngày Chúa nhật cùng lễ trọng trong Giáo hội.

Kinh Truyền tin diễn tả mầu nhiệm nhập thể của Thiên Chúa từ trời cao xuống trần gian làm người.

Kinh Truyền tin chứa đựng nội dung chính những lời Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel hiện đến báo tin nói chuyện với Đức mẹ Maria, như Thánh sử Luca viết thuật lại (Lc 1, 26-38), và cao điểm lời kinh „chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người, và ở cùng chúng ta.“ như Thánh sử Gioan viết trong phúc âm. (Ga 1,4).

Ba lần trong ngày Giáo hội Chúa cầu nguyện đọc kinh truyền tin muốn tuyên xưng nói lên ý nghĩa về căn bản đức tin Công giáo:

Kinh truyền tin với những hồi chuông vào buổi sáng lúc 06.00 hay 07.00 giờ nhắc nhớ đến sự phục sinh sống lại của Chúa Giêsu Kitô mang ơn cứu chuộc cho trần gian.

Kinh truyền tin lúc 12.00 giờ trưa với những hồi chuông đổ nhắc nhớ đến sự thương khó đau khổ của Chúa Giêsu Kitô đã gánh chịu vì tội lỗi con người.

Kinh truyền tin vào buổi chiều tối với những hồi chuông để nhắc nhớ đến biến cố Chúa Giêsu, con Thiên Chúa, xuống trần gian làm người trong cung lòng đức mẹ Maria bởi quyền năng Đức Chúa Thánh Thần.

Từ thế kỷ 17. kinh truyền tin đọc lúc buổi chiều tối, còn có thêm ý chỉ tưởng nhớ cầu cho những người đã qua đời.

Kinh truyền tin kết thúc bằng lời khẩn cầu tràn đầy lòng tin tưởng:

„Lạy Chúa, chúng con xin Chúa ban ơn xuống trong linh hồn chúng con là kẻ đã nhờ lời Thánh Thiên Thần truyền, mà biết thật Chúa Kitô là con Chúa đã xuống thế làm Người, thì xin vì công ơn Chúa chịu nạn chịu chết trên cây Thánh Giá, cho chúng con ngày sau khi sống lại được đến nơi vinh hiển, cũng vì công nghiệp Chúa Kitô Chúa chúng con. Amen.“

Con người ngày hôm nay sống trong xã hội văn minh tiến bộ với những thành qủa phát minh mới đầy ngạc nhiên về khoa học kỹ thuật trong các phương diện, mang lại những tiện nghi cho đời sống. Nhưng dẫu vậy con người cũng luôn luôn chạm tới biên giới của khả năng, cảm thấy sự bất lực không vượt qua được sự hạn hẹp của mình.

Là con người có lòng tin tưởng vào quyền năng thiêng liêng cao cả trong thâm tâm sâu thẳm nhận ra mình vẫn luôn hằng lệ thuộc vào Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa và gìn giữ che chờ đời sống mình.

Với lòng cậy trông trong mọi hoàn cảnh con đường đời sống họ dâng lên Thiên Chúa tình yêu qua lời cầu nguyện những lo âu buồn phiền của mình, cùng cả những khó khăn của nhân loại.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 

Read 971 times

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

https://hinhanh.ldcg.de/

 

« April 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Khách truy cập

Hôm nay 91

Tổng cộng 14239331

Lên đầu trang