Hình ảnh tín hiệu mùa Xuân Nhâm Dần

Hình ảnh tín hiệu mùa Xuân Nhâm Dần


Vào dịp lễ mừng như dịp cưới hỏi, sinh nhật, kỷ niệm hôn phối, lễ Chúa Gíang sinh, dịp đầu năm mới…chúng ta thường viết thiệp chúc mừng nhau.

Đây là cung cách sống vừa có văn hóa cao đẹp, vừa sống động tình nghĩa con người nhớ đến nhau, và cũng nói lên lòng biết ơn nhau nữa.

Lẽ tất nhiên ngày nay, thời đại điện tử kỹ thuật thông số, thay vì viết thiệp gửi qua đường bưu điện tem thư, càng ngày người ta viết thiệp nhiều hơn gửi qua đường Internet vừa nhanh lẹ, vừa tiết kiệm được nhiều thời giờ cùng tiền bạc…

Mùa Xuân năm mới âm lịch Nhâm Dần đang về với đất trời và lòng người, vào ngày 01.02.2022 dương lịch. Tấm thiệp chúng ta viết cho nhau những lời chúc Năm Mới tốt đẹp thắm thiết tình tự con người, trong đó có gói ghém chút ít suy nghĩ về Năm Mới nữa.

Chúng ta có suy nghĩ gì về hình ảnh tín hiệu năm mới âm lịch Nhâm Dần?

Viết cánh thiệp chúc mừng Năm Mới Nhâm Dần, chúng ta cũng muốn thu lượm những gì năm mới nói với chúng ta. Năm tháng ngày giờ đâu có để lại lời hay viết chữ nghĩa nào gửi đi cho con người. Nhưng nó lại nhắn gửi đi nhiều hình ảnh tín hiệu.

Hình ảnh tín hiệu thứ nhất là tên của năm mới. Năm mới Dương lịch có tên theo con số, như năm nay mang niên đại 2022. Đang khi năm mới Âm lịch, cách tính thời gian theo Mặt Trăng con nước, có tên theo truyền thuyết tập tục văn hóa khác, mỗi năm có một con thú vật đứng chủ trì cho năm đó.

Năm mới âm lịch có con Dần, là con Hổ, hay còn gọi là Cọp - đứng tên cho cả năm. Và con Hổ có thêm tên đệm chữ Nhâm đứng đàng trước thành năm Nhâm Dần.

Hình ảnh tín hiệu thứ hai là lối sống của con Dần. Hổ là loài thú vật dữ ăn thịt tươi sống như Nai, hưu, chuột, chó sói con, heo rừng ... Chúng sống trong vùng núi cao, rừng rậm và được gọi là chúa của vùng đồi núi. Loài thú dữ này chạy rất nhanh, răng nhọn nanh vuốt sắc bén, đôi mắt sáng nhìn trời tối ban đêm rất tinh, tai thính, mũi ngửi mùi rất bén nhậy. Chúng chạy nhảy chuyền lượn lẹ làng nhẹ nhàng thoăn thoắt từ chỏm núi đá này sang chỏm núi đá bên kia. Chú Hổ được kể xếp vào loài mèo rừng.

Tuy được xếp vào loại giống mèo, nhưng chú Hổ có thân hình to lớn, nó có thể chạy nhảy phóng bay xa từ 2 mét tới 8 mét khi săn đuổi con mồi. Con Hổ mái có trọng lượng nặng tới gần 200 kílô, con Hổ trống có sức cân nặng đến hơn 300 kílô.

Loài Hổ sống tụ tập bên vùng rừng rậm ở các nước Indonesia, Ấn Độ, Trung quốc, Tây bá lợi Á. Mầu lông da của Hổ có nhiều vân rằn ri đẹp lắm. Ngày nay người ta chế biến kiểu mầu quần áo rằn ri đốm khoang đen trắng hay vàng giống như kiểu lông con Hổ, rất hấp dẫn khách hàng.

Hình ảnh tín hiệu thứ ba là biểu tượng giống tính của con Dần. Loài Hổ là loài thú vật biểu tượng của sức mạnh, yếu tố giống đực. Nhưng loài Hổ có da lông mầu trắng lại là biểu tượng loài thú vật giống cái.
Theo truyền thuyết của văn hóa xưa nay trong cách tính phân chia âm lịch bên phương trời văn hóa Á Đông, con Hổ đứng hàng thứ ba trong vòng 12 con thú vật của niên đại âm lịch.

Hình ảnh tín hiệu thứ tư là nhiệm vụ của năm Dần. Hình ảnh con Hổ được sơn hay vẽ dán ở trên cửa nhà với ý nghĩa mong muốn để canh giữ cửa nhà chống lại thần dữ, sự xấu.

Hình ảnh tín hiệu thứ năm là đặc tính của Hổ trong đời sống. Con Hổ có lối sống hung bạo. Nhưng lại có đặc tính can đảm và rất thương con của nó. Đặc tính này cần thiết cho con người trong đời sống. Ai cũng đã đang và sẽ còn trải qua những khúc đường đời sống phức tạp khó khăn. Những khi gặp vướng vào hòan cảnh như thế, lòng can đảm kiên trì cùng lòng thương người rất cần thiết giúp giữ vững ý chí vượt qua khó khăn. Có thế mới đạt tới đích điểm mong muốn.

Lòng can đảm không phải là tính cứng nhắc hay nhu nhược mềm yếu. Trái lại là lối sống âm thầm chịu đựng, biết tự trọng, không để cho con đường đời sống của mình bị ngoại cảnh chi phối làm lung lạc, một khi đã xác tín là tốt, là đúng cho đời mình rồi. Chả thế mà dân gian có ca dao ngạn ngữ làm phương châm cho đời sống:

„Dù ai nói ngả nói nghiêng,
Thì ta cứ vững như kiềng ba chân.“

Từ hai năm nay - và cũng chưa hay không biết đến bao giờ mới thoát ra khỏi – nhân lọai sống trong khủng hoảng vì bị vi trùng đại dịch Covid 19 truyền nhiễm lây lan đe dọa sức khoẻ đời sống con người. Mọi sinh hoạt bị ngưng đình trệ, bị giới hạn, sống trong lo sợ xa cách nhau, đề phòng cho khỏi bị lây nhiễm.

Về lâu dài đời sống tinh thần vì thế trở nên nặng nề uể oải. Trong hoàn cảnh này, sức mạnh củng cố cho tinh thần đứng vững rất cần thiết. Lòng can đảm giúp tâm trí tìm nhận ra lối cách sống cẩn trọng sáng suốt, cùng lòng thương yêu nhau, hầu có được bình an để vượt qua cơn khủng hoảng nặng nề đe dọa đời sống.


Trong đời sống đức tin Chúa Giêsu đã từng nhắn nhủ: “Thầy nói với anh em, để trong Thầy anh em được bình an. Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Phúc âm Thánh Gioan 16, 33).

Một đời sống can đảm cũng nói lên lòng trung thành với lý tưởng, với người mình dấn thân gắn bó yêu mến. Nhiều vợ chồng từ khi còn trẻ mới lập mái ấm gia đình với nhau, họ cùng can đảm chia sẻ với nhau bước đường chật vật thiếu thốn, có khi cả bệnh tật nữa, nhất là trong thời gian có con còn nhỏ thơ bé. Chính lòng cảm đảm chấp nhận khó khăn của người vợ hay của người chồng chịu đựng phấn đấu trải qua gian nan, đã giúp gia đình họ đứng vững trung thành với nhau. Và từ căn bản đó họ có niềm vui hạnh phúc.


Thánh Phaolo ngày xưa vượt biển đi truyền giáo gặp giông bão. Ông và đoàn tùy tùng bối rối lo sợ, nhưng khi cập bến cảng bình an gặp các tín hữu Chúa Giêsu ra đón tiếp, Ông vui mừng tạ ơn Thiên Chúa và lấy lại can đảm. (Công vụ Tông đồ 28, 11-16).


Con đường đời sống trong năm mới Nhâm Dần đang mở ra phía trước, và có không ít những gian nan phức tạp về mọi mặt đức tin đạo giáo cũng như đời sống thường nhật sẽ xảy đến. Nhưng lòng can đảm là nhịp cầu cần thiết giúp duy trì lòng trung thành và ý chí vươn lên.

Chúc mừng mùa Xuân năm mới Nhâm Dần!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 

Read 753 times

Last modified on Donnerstag, 27/01/2022

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

https://hinhanh.ldcg.de/

 

« April 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Khách truy cập

Hôm nay 96

Tổng cộng 14238182

Lên đầu trang