Hình ảnh „Giêsu, Vua dân Do Thái“

Hình ảnh „Giêsu, Vua dân Do Thái“

Thời xưa trong các xã hội đất nước ở các châu lục có nhiều hoàng đế, vua chúa, ông hoàng… Nhưng ngày nay chỉ còn một số ít quốc gia đất nước trên thế giới còn duy trì chế độ quân chủ vua chúa hoàng đế, như bên Anh quốc,bên Tây ban Nha, bên các nước Danmạch, Thụy Điển và Nauy, bên nước Jordanien, bên nước Thái lan…

Khi nhận xét về người nào đó sống như một vị „vua“ , chúng ta có suy nghĩ, người đó có cùng chiếu tỏa nhân phẩm và tư cách cao thượng chú ý tới người khác rất đáng kính trọng nể vì. Một ấn tượng thán phục!

Nhưng khi đưa ra nhận xét người nào đó như một ông hay bà „hoàng“, lại gây ra suy nghĩ phản ứng không tốt đẹp về người đó. Một ấn tượng trái ngược không muốn biết đến! Vì vị được gọi là „hoàng„ có cung cách lối sống muốn mình là điểm trung tâm được chú ý tới, được cung phụng cùng muốn là chủ biết hết mọi sự.

Vị vua trong các truyện cổ tích thần thoại luôn luôn được diễn tả là hình ảnh một người cha tổ phụ cho toàn thể con người. Vị vua người cha tổ phụ này có nếp sống tự quyết, tự làm chủ lấy mình, chứ không để cho các thế lực khác làm chủ lèo lái.

Cũng trong truyện cổ tích thần thoại thuật lại ba người con trai của một vị vua từ gĩa hoàng cung ra ngoài xã hội sinh sống như mọi người đi tìm nước cho đời sống. Đây là hình ảnh nói về con người cũng phải thay đổi để tự tìm về chính bản thân đời sống mình. Vị triết gia người Hylạp, Platon đã nhìn thấy nơi vị vua này là một người khôn ngoan. Vì trí óc hiểu biết của vị vua này có những tư tưởng sáng tạo. Vị vua đó biết sự lên cao, xuống thấp của đời sống. Và đó là điều giúp khám phá nhận ra mầu nhiệm bí ẩn của ánh sáng cùng bóng tối trong đời sống.

Người Công giáo chúng ta tôn vinh Chúa Giêsu là vua. Nhưng hình ảnh Vua Giêsu của chúng ta như thế nào?

Trong Kinh Thánh có những dụ ngôn và bài thương khó nói đến xưng tụng Chúa Giêsu là một vị Vua.

Bài giảng dụ ngôn về ngày phán xét chung (Mt 25,34), Chúa Giêsu đã nói mình là vị Vua đứng ra như vị thẩm phán: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa“

Trên đầu cây thập gía Chúa Giêsu bị đóng đinh có bản án do quan Tổng Trấn Philatô truyền viết: „Giêsu, Vua dân Do Thái! (Lc 23,37)

Dân chúng đi ngang qua thấy vậy, có người còn nói nhạo báng: Nếu Ông là Vua dân Do Thái, hãy tự cứu lấy mình đi!“ (Lc 23,37). Với người Roma, Chúa Giêsu bị xử lên án đóng đinh, vì Chúa Giêsu có tước hiệu là Vua. Tước hiệu này cạnh tranh với vua, hoàng đế của đế quốc Roma thời lúc đó.

Còn với người Do Thái, hình ảnh Vua Giêsu không phù hợp ăn khớp với sự trông mong chờ đợi của họ. Nên họ có lý do để nhạo báng. Cây hình phạt thập gía đặt ra thắc mắc hoài nghi về bản chất của một vị vua bị đóng đinh treo trên đó.

Nhưng Chúa Giêsu là vị vua theo cách thế khác không như người Do Thái mong mỏi chờ đợi.

Trước mặt quan tổng trấn Philatô Chúa Giêsu đã trả lời khẳng định. „Phải, tôi là Vua. Nhưng vương quốc tôi không thuộc về trần gian này. Nếu như vương quốc tôi thuộc về trần gian, chắc chắn thần dân tôi sẽ chiến đấu bảo vệ, để tôi không bị bắt trao nộp cho người Do Thái. Nhưng vương quốc tôi không ở nơi trần gian này!“ (Gioan 18,36).

Với lời khẳng định đó, Chúa Giêsu nói đến vương quốc của ngài theo một cách thế hoàn toàn mới. Ngài là một người tự bản chất là vua rồi. Thiên tính tước hiệu vua của ngài không do con người tôn phong trao cho, nhưng thần thánh thiêng liêng là do Thiên Chúa. Vì thế không ai có thể tranh cãi về điều này được. Điều Chúa Giêsu nói về mình là điều hứa hẹn bảo đảm cho mỗi người tín hữu Chúa Kitô.

Mỗi người tín hữu Chúa Kitô cũng có thể nói được rằng „vương quốc tôi không ở nơi đây“. Tại sao? Vì có một lãnh vực trong mỗi con người, mà trần gian không có quyền hành sức mạnh trên đó. Nơi mỗi người có thiên tính tước hiệu vua, mà không ai có thể lấy đi mất được. Đó là vương quốc ở tận trong tâm hồn. Nơi đó là lãnh vực riêng của mỗi người. Trong vương quốc thiêng liêng tâm hồn mỗi người, Chúa Giêsu Kitô có mặt cùng với uy quyền tước vị Vua của Ngài.

Hình ảnh Giêsu bị bắt, bị đánh đòn rồi bị lên án đóng đinh treo trên thập gía hoàn toàn trái ngược với một vị vua trần thế. Dẫu vậy, Chúa Giêsu vẫn là vua. Vua Giêsu không phải chỉ được tung hô vạn tuế. Nhưng vị Vua Giêsu đã chịu đựng bước vượt qua những khổ nhục, những thương tích nơi thể xác và tinh thần cách anh hùng can đảm trong cuộc đời thương khó của ngài.

Điều này nói lên một ý nghĩa về đời sống cho con người. Dù có phải chịu đựng trải qua con đường đau khổ vác thánh gía trong đời sống làm người, nhân phẩm tước vị vua của mỗi người trong tâm hồn vẫn luôn còn có đó, vẫn luôn sống trong họ.

Vương quốc của mỗi con người không thuộc nơi trần gian này là sự tự do, lòng tin tưởng, sức mạnh tâm hồn, sự bình an.

Ngày lãnh nhận làn nước Bí Tích Rửa tội, em bé hay người được rửa tội đưoc xức dầu Chrisam để „mãi mãi là chi thể của Chúa Giêsu Kitô, là Tư tế, Tiên Tri và là Vua đến cõi sống muôn đời.“.

Lễ Chúa Kitô Vua
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long

 

Read 338 times

Last modified on Freitag, 24/11/2023

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

https://hinhanh.ldcg.de/

 

« April 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Khách truy cập

Hôm nay 4

Tổng cộng 14239904

Lên đầu trang