Hình ảnh người canh cửa cổng

Hình ảnh người canh cửa cổng

Hằng năm lịch phụng vụ trong Giáo hội Công giáo bắt đầu từ mùa Vọng. Năm phụng vụ mới, chu kỳ B, khởi đầu từ Chúa Nhật I. mùa Vọng, ngày 03.12.2023.

Mùa Vọng có bốn tuần lễ cho tới ngày lễ mừng Chúa Giêsu giáng sinh làm người trên trần gian, đêm ngày 24. tháng 12. Năm nay mùa Vọng ngắn nhất. Tính từ ngày Chúa nhật I. mùa Vọng chỉ có 21 ngày tới lễ mừng Chúa giáng sinh, và 28 ngày là tới ngày cuối năm cũ 31.12. 2023.

Thời gian mùa Vọng chuẩn bị tâm hồn đón mừng lễ Chúa giáng sinh, nhưng theo nếp sống văn hóa xã hội thời bây giờ, nhất là bên xã hội Tây phương, cũng là mùa vội vàng, hấp tấp đi săn lùng mua sắm qùa tặng, đồ dùng, thực phẩm…vừa mừng lễ và vừa để đón mừng Tết năm mới Dương lịch tiếp theo sau đó một tuần lễ.

Khác với Giáo hội Công giáo, bên Giáo hội Chính Thống thời gian mùa Vọng kéo dài 40 ngày cho tới ngày mừng lễ Chúa giáng sinh, và mùa Vọng thời gian chuẩn bị mừng lễ mang mầu sắc đặc tính ăn chay nhiều hơn.

Giáo hội Chính thống giáo thành Constantinople, thành Alexandia, Antiochien, bên Rumania, bên Bulgaria, bên đảo Zyp, bên Hylạp, bên Albania và bên Phầnlan mừng lễ Chúa giáng sinh ngày 24.& 25. Tháng 12 như bên giáo hội Công giáo theo niên lịch Gregorianer. Họ bắt đầu mùa Vọng từ ngày 15. tháng mười một cho tới chiều ngày 24. tháng mười hai sang ngày 25. tháng mười hai.

Các Giáo Hội Chính thống bên Nga, bên Serbia mừng lễ Chúa giáng sinh theo niên lịch Juliano vào ngày 6. - 7. tháng Một. Vì thế họ mừng mùa Vọng, thời gian chuẩn bị trước lễ giáng sinh, từ ngày 28. Tháng mười một cho tới ngày 06. Tháng Một.

Trong Phúc âm, Chúa Giêsu Kitô đưa ra hình ảnh nếp sống thấm nhuộm tâm tình tĩnh tâm: “Anh em hãy canh chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì anh em không biết lúc đó là lúc nào!” (Mt 13,33-37) khác hẳn với lối sống vội vàng hấp tấp đi săn lùng mua sắm trong mùa vọng trong đời sống xã hội.

Vậy đâu là hình ảnh cho nếp sống tĩnh tâm mùa vọng?

Trong dụ ngôn Chúa Giêsu đưa ra hình ảnh người chủ nhà trẩy đi phương xa, và hình ảnh người ở nhà canh giữ cửa. Nhưng hình ảnh người canh giữ cửa nhà, chị hay anh ta ở nhà, thích hợp với cung cách nếp sống tĩnh tâm mùa vọng.

Mùa vọng tuy con người phải đi ra ngoài làm việc, sinh hoạt mua sắm, nhưng vẫn ở nhà nhiều hơn. Phúc âm nói tới nhiệm vụ người “canh giữ cửa nhà” phải luôn tỉnh thức.

Nghề nghiệp canh giữ cửa nhà, cổng dinh thự đền đài… ít được nói đến xưa nay trong đời sống thế giới làm việc, cùng không mấy là hình ảnh của một nghề nghiệp được nói đến nhiều cùng có sức hấp dẫn cho lắm.Nhưng dẫu vậy vẫn luôn cần có người làm công việc này.

Nơi một vài hãng xưởng, bệnh viện, tu viện nhà Dòng vẫn còn cần người làm nghề nghiệp canh cửa cổng. Họ túc trực ở cửa cổng ra vào không chỉ ban ngày mà cả ban đêm nữa.

Ai đã có lần giữ nhiệm vụ canh cửa cổng, đều biết quy luật khi nào được mở cửa cổng và đóng cửa cổng, và họ cũng không thể biết trước trong thời gian đó chuyện gì xảy ra, lúc có nhiều lúc có ít việc, bận rộn tiếp khách đến hỏi, nghe trả lời điện thoại, nối đường dây điện thoại, cũng có lúc vắng vẻ nhàm chán đến độ buồn ngủ gật, nhất là vào ban đêm khuya…

Cũng có những công việc làm theo thông lệ thói quen, và cũng có nhiều xảy ra bất ngờ. Cũng có những người khách vui vẻ lịch sự, và cũng có những vị khách khó chịu đòi hỏi.

Có những người mang đồ dụng cụ đến gửi, nhưng cũng có những người đến nhận hàng đồ, có người đến hỏi chìa khóa nhà vệ sinh,nhà kho… hay có những trường hợp đến trao thư, trao thùng đồ, hoặc trao đổi vài mẩu chuyện. Và khi có sự cố xảy ra người canh giữ cửa cổng phải báo động…

Tóm lại có rất nhiều công việc to cũng như nhỏ diễn xẩy ra. Nên cần phải có người ở đó túc trực canh giữ cửa cổng. Họ cần có cung cách nếp sống thái độ cởi mở mềm dẻo, thích nghi theo từng hoàn cảnh xảy ra.

Chủ nhà căn dặn người canh giữ cửa cổng nhà phải luôn túc trực tỉnh thức cho mọi trường hợp. Cũng thế mùa Vọng là thời gian, người tín hữu Chúa hiểu nếp sống tinh thần của mình giống tựa như công việc của người canh giữ cửa cổng ra vào: túc trực tỉnh thức!

Nữ chiêm niệm người Pháp Madeleine Delbrel đã trình bày suy tư về nếp sống của việc canh giữ cửa phải tính đến việc Thiên Chúa đến gõ cửa và đi vào đời sống:” Bất kể chúng ta làm gì: dùng chổi quét lau nhà. Nói chuyện hay giữ thinh lặng, diễn thuyết hay săn sóc người đau bệnh, hay đánh máy viết thư... Tất cả những việc đó chỉ là rãnh nhỏ của thực tế trong đời sống hằng ngày, nơi đó tâm hồn gặp được Thiên Chúa, đón nhận được ân đức của Ngài. Thiên Chúa đến và yêu thương chúng ta…”

Công việc của người canh giữ cửa cống cũng là hình ảnh trong phúc âm của Chúa nhật I. mùa vọng nói đến: hãy luôn tỉnh thức chú ý đến những gì xảy đến trong đời sống, trong tất cả bao nhiêu việc phải làm, những cuộc gặp gỡ nói chuyện trong đời sống hằng ngày trong mùa Vọng.

Đàng sau dòng rãnh nhỏ nơi thực tế đời sống thường nhật đó, Thiên Chúa chờ đợi con người chúng ta. Người đến và yêu thương ta.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 

Read 586 times

Last modified on Freitag, 01/12/2023

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

https://hinhanh.ldcg.de/

 

« April 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Khách truy cập

Hôm nay 115

Tổng cộng 14239675

Lên đầu trang