Hình ảnh tẩy rửa
Trong đời sống sự tẩy rửa vệ sinh thân thể, quần áo, nhà cửa cùng đồ đạc trong nhà luôn là nhu cầu cần thiết cho sức khỏe và cho đời sống có giá trị cùng có niềm vui hạnh phúc. Và dân gian có kinh nghiệm khôn ngoan, khi tẩy rửa lau chùi giữ gìn sạch sẽ đồ vật dụng cụ không chỉ bóng nhẵn đẹp, mà còn bền chắc chắn nữa!
Trong nếp đạo giáo tinh thần có cần sự tẩy rửa vệ sinh như thế không?
Khắp nơi trong các thánh đường đều được quyét lau dọn cho sạch bụi rác trong cùng ngoài sân, những tảng mạng nhện giăng bám vào ghế bàn, các cửa ra vào, các khe cửa sổ tường vách, những vật dụng trong nhà thờ. Công việc tẩy rửa vệ sinh lau chùi được thi hành có khi mỗi ngày, có khi hằng tuần, nhất là vào những dịp lễ mừng trọng thể theo thói quen nếp sống mỗi nơi vùng miền khác nhau.
Trong phòng thánh, nơi cung thánh hầu như phải tẩy rửa lau chùi hằng ngày, để bầu khí linh thiêng thánh đức trang trọng chiếu lan tỏa ra khắp không gian thánh đường, cùng lan tỏa tới tâm hồn người tham dự nghi lễ thờ phượng trong thánh đường.
Ngày xưa Chúa Giesu Kito vào đền thờ Jerusalem thấy những người đem hàng hóa, tiền bạc vào nơi thánh thiêng này đổi chác, mua bán, như kinh thánh viết thuật lại (Ga 2,13-25) làm cho đền thờ, nơi dành cho việc thờ phượng, trở thành dơ bẩn, ồn ào lộn xộn, chao đảo không còn bầu khí trang nghiêm thánh thiêng nữa. Tức giận Chúa Giesu lấy dây bện thành roi, vung quát mắng đánh xua đuổi bọn con buôn bán ra khỏi đền thờ.
Hành động quyết liệt thẳng thừng này của Chúa Giesu dưới mắt những người buôn bán làm kinh tế lúc thời đó cho là hung dữ, phá rối công việc làm ăn buôn bán của họ, dẫn đến sự thua lỗ cho túi tiền của họ. Và rất có thể họ cũng tức giận khó chịu cùng có phản ứng chống đối lại bằng lời chửi bới, hay cũng cả bằng tay chân nữa không chừng...
Nhưng về khía cạnh đạo đức lại là việc phải đạo chính đáng cần thiết cùng can đảm để mang lại trật tự vệ sinh sạch sẽ cho nơi tôn nghiêm công cộng thờ phượng Thiên Chúa, đấng Thánh tối cao của đời sống mọi loài trong thiên nhiên.
Hành động như vậy của Chúa Giesu thuộc vào công việc tẩy rửa vệ sinh không chỉ mang lại cho không gian đền thờ sự trật tự sạch sẽ, nhưng cũng còn là hình ảnh có ý nghĩa sâu xa mang lại bầu khí thánh thiêng cho ngôi đền thờ. Hành động này ngày nay được gọi hay ca ngợi là việc phải đạo chính đáng góp phần vào gìn giữ bảo vệ môi trường sinh sống, trật tự cho môi trường tôn giáo.
Hành động việc tẩy rửa đó không chỉ là việc gìn giữ bảo vệ môi trường không gian đền thờ bằng gỗ gạch đá bên ngoài, nhưng hướng tới chiều sâu nội tâm trái tim tâm hồn con người nhiều hơn.
Con người là công trình tác phẩm do Thiên Chúa tạo dựng nên. Họ không chỉ có thân xác tứ chi bên ngoài, nhưng còn có sự sống trái tim tâm hồn bên trong nữa. Và như Thánh Phaolo có xác tín “anh em là đền thờ của Thiên Chúa.” (1cor.3,16).
Mỗi người là ngôi đền thờ cao quý thiêng liêng, nên rất cần sự tẩy rửa cho sạch sẽ từ thân xác bên ngoài tới tận trong trái tim tâm hồn. Ngôi đền thờ thân xác bên ngoài cần phải được chăm sóc giữ vệ sinh sạch sẽ cho khỏe mạnh cùng đẹp, ngôi đền thờ trái tim tâm bên trong cũng cần có nhu cầu như thế.
Sự tẩy rửa giữ vệ sinh cho ngôi đền thờ trái tim tâm hồn không lau chùi quét dọn bằng chổi, bằng giẻ lau hay nước tẩy pha chế, nhưng qua bằng nếp sống theo lương tâm ngay chính tốt lành. Nếp sống đó là sự kính trọng sự sống thiên nhiên do Thiên Chúa tạo dựng ban cho, tình tương quan liên đới chiều thẳng đứng vươn lên Trời cao, nơi Thiên Chúa ngự trị với tâm tình lòng biết ơn, và chiều ngang đường chân trời với mọi loài do Thiên Chúa tạo trong xã hội trần gian, nơi cùng sinh sống với lòng bác ái vị tha.
Trước mỗi Thánh lễ Misa, mọi người tín hữu Chúa Kito đều cùng đọc kinh xin Thiên Chúa và mọi người khác tha thứ cho những lỗi lầm khiếm khuyết, mà mình đã vấp phạm sa ngã trong đời sống. Và lúc buổi chiều lúc ngày kết thúc khép lại, cũng có những người tự vấn lương tâm xét mình rồi dâng lời kinh xin ơn tha thứ của Thiên Chúa cho những tội lỗi thiếu xót, mà trong ngày đã vấp phạm.
Hành động cung cách lối sống cảnh giác như thế diễn tả phản chiếu sự tẩy rửa làm vệ sinh ngôi đền thờ thân xác và trái tim tâm hồn chính mình, mà ngày xưa Chúa Giesu đã làm công việc tẩy rửa đền thờ khi đánh đuổi những người buôn bán ra khỏi đền thờ, để đền thờ có trở lại bầu khí thánh thiêng tôn nghiêm cho việc thờ phượng Thiên Chúa, cho đời sống chung có trật tự bình an.
Cùng cách lối sống vệ sinh tẩy rửa nếp sống tinh thần tâm hồn là nếp sống lòng khiêm nhường của một tâm hồn có nếp sống chân thành. Nó mang lại cho đời sống sự bình an cùng niềm vui trước Thiên Chúa và con người.
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
Last modified on Freitag, 01/03/2024