Hình ảnh Chúa Giesu được đón tiếp

Hình ảnh Chúa Giesu được đón tiếp

Xưa nay ở các quốc gia đất nước, khi có vị quốc khách nào, như Vua, Tổng thống, Thủ tướng đến thăm viếng, thảm đỏ được trải dài hoặc từ chân cầu thang máy bay, hay trước sân cung nhà Vua, dinh Tổng Thống hoặc dinh Thủ tướng, dinh quốc khách… để chào mừng đón tiếp danh dự vị quốc khách đến thăm.

Thảm đỏ cũng được trải ra chào đón những nhân vật nổi tiếng ở những buổi lễ hội hằng năm về phim ảnh nghệ thuật như lễ trao giải Oscar Hollywood, ở Cannes, ở Berlin, và nhiều nơi khác trên thế giới…

Lễ nghi chào mừng đón tiếp nhân vật quý trọng bước đi trên thảm đỏ đã có từ thời xa xưa trong văn hóa dân gian. Khoảng năm 500 trước Chúa giáng sinh, thi sĩ Aischylos, người Hy Lạp, đã có bài về nói thảm kịch xảy ra vì tấm thảm đỏ.

Số là vua Agamemnon của vùng Kykene được vợ ông chào mừng đón tiếp sau khi ông thắng trận ở Troja trở về. Gia đình Ông cho trải tấm thảm màu đỏ bên dưới nền nơi ông bước đi vào, để nói lên sự chào đón trong vui mừng cùng trân trọng vinh danh. Nhưng vua Agamemnon lưỡng lự không dám bước đi trên đó. Vì thảm đỏ theo văn hóa niềm tin tôn giáo thời đó là điều quý giá cao cả chỉ dành riêng cho (việc kính thờ) Thần Minh thôi.

Sau khi đã thuyết phục được nhà vua, ông bằng lòng bước đi lên trên tấm thảm đỏ. Nhưng vì nghĩ mình là người phàm, loài thụ tạo phải chết, nên Ông kính cẩn tháo cởi giày dép ra, chỉ dám đi chân trần bước trên đó thôi, để tỏ lòng tôn kính không muốn xúc phạm tới Thần Thánh.

Dẫu vậy một thảm kịch đã xảy cho Ông: Ngay cùng ngày hôm đó chân Ông bị xưng đau chảy máu và ông đã qua đời vì vết thương chảy máu quá nhiều …

Chúa Giesu theo Phúc âm thuật lại cũng đã được chào mừng đón tiếp, khi Ngài tiến vào thành thánh Jerusalem. Vậy hình ảnh Chúa được chào mừng đón tiếp như thế nào?

Chuyện thần thoại của nhà văn Aischylos về bi thảm vua Agamemnon với tấm thảm đỏ đã có từ thời xa xưa hằng trăm năm trước Chúa Giesu, tuy nhiên cũng có phần nào tương tự như đã xảy ra vào những ngày sau cùng của cuộc đời Chúa Giesu trên trần gian. Lẽ dĩ nhiên không xảy ra vì tấm thảm đỏ như với vua Agamemnon.

Chúa Giesu cũng được dân chúng chào mừng đón tiếp nồng nhiệt, như một vị vua theo Kinh thánh phúc âm thuật lại (Mc 11,1-10; Mc 15,1-39). Thay vì thảm đỏ trải trên đường cho Chúa Giesu đi qua, dân chúng lấy quần áo vải vóc trải trên đường nơi Chúa Giesu cỡi con lừa còn non trẻ đi qua. Họ reo hò hát mừng với nhánh cành lá xanh tươi tung hô vạn tuế Hosiana Chúa Giesu như vị anh hùng cứu tinh là người con thuộc dòng dõi vua David. Vì họ từ lâu mong đợi một Đấng cứu tinh đến giải thoát họ khỏi ách bị thống trị của đế quốc Roma.

Và cũng đồng số phận như vua Agamemnon chết vì vết thương chảy máu quá nhiều. Chúa Giesu sau khi được đón tiếp tung hô lại bị chính dân chúng lên án hành quyết đóng đinh vào thập tự. Vì họ thấy nơi Chúa Giesu không như họ trông chờ. Ngài không là một vị Vua hay tướng quân uy nghi hùng dũng có binh lính. Trái lại Ngài cỡi trên một con Lừa còn non trẻ cùng không có quân lính đi theo. Một hình ảnh gây nhiều thất vọng cho dân chúng, nó giống như một trò chơi vui nhộn thôi! Đã thế Ngài còn quát mắng xua đuổi những người hành nghề buôn bán xưa nay trong đền thờ. Việc này càng làm cho họ thêm giận dữ phẫn nộ, và cho ngài là người ngạo mạn xúc phạm tới Thiên Chúa Giave của họ.

Vì thế đám đông dân chúng cùng với các Thầy cả và những Luật sĩ hàng lãnh tôn giáo đồng lòng tìm cách lên án giết chết ngài. Hình ảnh thảm kịch cho cuộc đời của Chúa Giesu đã bắt đầu manh nha ngày Người được chào mừng đón tiếp: Lời xưng tụng chào mừng Đấng nhân danh Thien Chúa biến đổi thành lời lên án “Đóng đinh nó vào thập tự!“

Và sau này trong dòng lịch sử thời gian, từ khi Giáo hội Chúa ở trần gian, Giáo hội Công giáo Roma phát triển lan rộng, hằng năm Giáo hội dành một tuần lễ thánh ghi nhớ tưởng niệm biến cố chết và sống lại của Chúa Giesu.

Ngày Chúa Nhật lễ Lá được thành lập lan rộng ở Âu châu từ thế kỷ 08. sau Chúa giáng sinh, là ngày khai mạc tuần lễ thánh tưởng nhớ biến cố những ngày sau cùng cuộc đời Chúa Giesu trên trần gian được dân chúng thành Jerusalem chào mừng đón tiếp nồng nhiệt bằng vải vóc cùng cành lá vẫy chào như vị Cứu tinh, và liền sau đó họ lên án hô to: Đóng đinh nó vào thập tự!

Suy nghĩ về biến cố ngày lễ Lá, Đức cố giáo hoàng Benedicto 16., trong bài giảng ngày Chúa Nhật lễ Lá, 01.04.2012, đã suy tư:

“Phải chăng dân chúng thời lúc đó reo hò đón mừng Chúa Giesu Kito như Vua Israel? Chắc chắn có những người đã có suy nghĩ về Đấng Cứu Thế (Messias), mà các vị Ngôn sứ từ thời xa xưa đã nói đến, và họ trông mong chờ đợi từ lâu vị Vua này đến.

Không phải là điều ngẫu nhiên, những ngày sau đó đám đông dân chúng ở Jerusalem thay vì tung hô Chúa Giesu, lại phẫn nộ gào thét cho Pilatus nghe: Đóng đinh nó đi!

Ngay các Môn đệ Chúa cũng như những người khác, khi nghe thấy vậy, cũng đều câm lặng lảng tránh đi. Phần đông thất vọng về cách thế Chúa Giesu chọn dùng để trình bày tỏ mình là Đấng Cứu và là Vua dân Israel.

Đây là nội dung nhân tố chính yếu ngày Chúa Nhật lễ Lá cả cho chúng ta nữa: „Chúa Giesu thành Nazareth là ai cho chúng ta? Chúng ta có ý nghĩ thế về Đấng Cứu thế, về Thiên Chúa? Đó là thắc mắc mang tính quyết định, mà chúng ta không sao hay ít có thể chấp nhận hiểu được, tin theo Đấng CứuThế, vị Vua của chúng ta đã chọn thập giá là ngai tòa. Tin theo Đấng Cứu thế, Đấng không hứa hẹn bảo đảm cho chúng ta đơn giản hạnh phúc trần gian, nhưng niềm hạnh phúc nơi Thiên Chúa ở bên kia đời sống trần gian…”

Là người tín hữu tin theo Chúa Giesu Kito, khi mạnh khỏe gặt hái thành công trong đời sống, niềm tin vào Ngài trong vui mừng vững chắc hân hoan. Nhưng trong những giai đoạn con đường đời sống gặp chịu những thử thách, những đau khổ bệnh tật, những thất vọng chao đảo chới với… Lúc đó đức tin vào Chúa Giesu Kito, Đấng cứu chuộc, Đấng chịu đau khổ gánh vác tội trần gian cho nhân loại, hơn khi nào hết cần vững lòng trung thành vào Thien Chúa, nguồn sự sống cho hôm qua, hôm nay và ngày mai.

Đời sống như Chúa Giesu đã trải qua, có ngày Chúa Nhật lễ Lá được chào mừng đón tiếp, và sau đó xảy đến ngày thứ Sáu tuần thánh bị lên án chịu đau khổ rồi phải chết như bao con người khác cùng được chôn vùi trong lòng đất. Nhưng đời sống Ngài không chấm dứt nơi đó. Trái lại, Ngài đã được cho chỗi dậy sống lại từ nấm mồ cõi người chết.

Đây cũng là hình ảnh đời sống con người có vui mừng hạnh phúc, được chào mừng đón tiếp, có thành công… Nhưng cũng có cả thử thách, có đau khổ bệnh tật, và có ngày sau cùng đời sống trên trần gian. Nhưng không là hết, là tận cùng. Trái lại, ngày được cứu độ cho sống lại cũng đã được Thiên Chúa hứa ban cho qua Chúa Giesu Kito, như Ngài đã cho Chúa Giesu phục sinh sống lại sau khi đã chết.

Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long

 

Read 2283 times

Last modified on Donnerstag, 21/03/2024

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

« October 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
  1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27
28 29 30 31      

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

Khách truy cập

Hôm nay 31

Tổng cộng 14281900

Lên đầu trang