Hình ảnh “Lòng có đầy miệng mới nói ra!”

Hình ảnh “Lòng có đầy miệng mới nói ra!”

Trong dân gian xưa nay có nhận xét “Lòng có đầy miệng mới nói ra!” phản ảnh kinh nghiệm về điều gì gây xúc động cho tâm trí, như tình yêu mới, một ý tưởng phát minh mới về công việc làm ăn, học hành, hay một điều mong muốn từ lâu nay thành hiện thực, hay cũng có thể điều gì, dù không muốn, nhưng luôn chờ đợi cơ hội có dịp được nói đề cập đến. Và ngay cả chính điều gì, mà đã từ lâu không nói đến, nhưng bất chợt xuất hiện trong tâm trí như một đề tài trung tâm của trái tim tâm hồn, và mong muốn được nói đề cập đến.

Những gì được nói ra thành ngôn ngữ tiếng nói qua môi miệng là kết qủa “Lòng có đầy miệng mới nói ra!”.

Điều này phản ảnh không chỉ những suy nghĩ ngay chính tốt lành xây dựng, nhưng cả những gì trái ngược lại nữa, tùy theo phương hướng lòng xác tín tin tưởng trong đời sống của mỗi người.

Có hình ảnh như thế trong nếp sống niềm tin tinh thần đạo gíao không?

Kinh nghiệm về hình ảnh như thế trong nếp sống tinh thần đạo gíao nơi con người xưa nay không là luật trừ. Vì thế luôn hằng có nhiều con đường nếp sống đạo gíao niềm tin khác nhau trong dân gian, trong các nền văn minh, văn hóa thời đại xưa nay. Công việc truyền giáo về niềm tin nơi các tôn giáo xưa nay trong dòng thời gian lịch sử nói lên rõ nét “Lòng có đầy miệng mới nói ra!”.

Thánh Phaolô, vị tông đồ truyền giáo sau khi Chúa Giêsu Kitô về trời, đã từ Jerusalem nước Do Thái bôn ba trên khắp các nẻo đường đất nước đế quốc Roma, cho đến khi ông chết tử vì đạo ở Roma năm 68. sau Chúa giáng sinh, đã đi đến tận các vùng xa xôi rao giảng bằng lời nói cùng bằng chữ viết qua các thư gửi các Giáo đoàn, mà ông đã đến thành lập, gieo vãi hạt giống tin mừng đức tin vào Chúa Giêsu Kitô.

Phaolô đã viết nói lên lý do công việc truyền giáo đức tin vào Chúa Giêsu Kitô “tôi đã tin, vì thế tôi nói (2 cor 4,13)”. 

Với Ông đức tin vào Chúa Giêsu Kitô khắc ghi sâu trong tâm hồn trái tim từ ngày ông được Chúa Giêsu mặc khải cho biết về Ngài, và đã kêu gọi làm tông đồ ra đi làm chứng loan báo về Chúa cho con người. Đức tin vào Chúa Giêsu Kitô đã thôi thúc tâm hồn trái tim ông, niềm xác tín vào Chúa Giêsu Kitô như năng lượng trào dâng từ trong trái tim tâm hồn, khiến ông không quản ngại sợ thử thách cùng mệt mỏi. Do đó ông muốn luôn luôn làm sao cho càng nhiều người biết về đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng là Thiên Chúa cứu độ linh hồn con người khỏi hình phạt vì tội lỗi.


Những điều Phaolô rao giảng bằng lời nói, những dòng chữ Phaolô viết về đức tin vào Chúa Giêsu Kitô cho các Giáo đoàn là kết qủa tuôn tràn từ trong trái tim tâm hồn ông ra môi miệng, chữ viết nơi bàn tay, như ngạn ngữ dân gian tin tưởng: “Lòng có đầy miệng mới nói ra!”.

Các vị Thừa sai hồi thế kỷ thứ 17. đã hy sinh dấn thân từ bên các nước Âu châu sang vùng Á Châu, các nước như Nhật bản, Trung Hoa, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái lan, Ấn Độ, rồi cả bên Phi Châu… sinh sống truyền bá tin mừng Chúa Giêsu Kitô cho dân tộc các nước đó, cho dù phải chịu đựng những thử thách, đói khổ bệnh tật, kể cả bị ngược đãi, bắt bớ tù đày và chết tử vì đạo. Chính tình yêu từ trong trái tim đã thúc đẩy các Vị dấn thân làm công việc đi rao giảng Tin mừng cho Giáo hội Chúa Giêsu Kitô ở trần gian. Như Thánh Phaolô đã có lời xác tín “Tình yêu Đức Kitô thôi thúc chúng tôi” (cf. 2Cr 5, 14-20).

Cha Alexandre de Rhodes (15.03.1593 - 05.11.1660) Dòng Tên Chúa Giesu, một nhà truyền giáo người Pháp khi sang Việt Nam đã nung nấu tâm huyết học ngôn ngữ bản xứ để rao giảng Lời Chúa. Và từ ý tưởng tâm huyết đó, ngài đã học ngôn ngữ thời lúc đó để giao thương thông thạo thành công, và từ đà lực đó ngài đã góp công phát triển xây dựng cho việc hình thành Chữ Quốc Ngữ viết theo mẫu tự Latinh A B C…Ngài viết lại kinh nghiệm tâm tư “Lòng có đầy miệng mới nói ra.”:



“Tôi thấy cha Fernandez và cha Buzomi phải dùng thông ngôn để giảng, chỉ có cha Francois de Pina không cần thông ngôn vì nói rất thạo. Tôi nhận thấy bài ngài giảng có ích hơn nhiều bài các vị khác. Điều này khiến tôi tận tụy học hỏi, tuy vất vả, thế nhưng khó ít mà lợi nhiều. Tôi liền chuyên chú vào việc. Mỗi ngày tôi học một bài và siêng năng như khi xưa vùi đầu vào khoa thần học ở Rôma. Chúa đã cho tôi trong bốn tháng tôi đủ khả năng để ngồi tòa giải tội và trong sáu tháng tôi đã giảng được bằng ngôn ngữ Đàng Trong và cứ thế tôi tiếp tục trong nhiều năm. Tôi khuyên tất cả các vị nhiệt tâm muốn tới những tỉnh dòng chúng tôi để chinh phục các linh hồn, thì nên chuyên cần ngay từ buổi đầu. Tôi quả quyết rằng hiệu quả của việc trình bày các mầu nhiệm bằng ngôn ngữ của họ thì vô cùng lớn lao hơn khi giảng bằng thông ngôn: thông ngôn chỉ nói điều mình dịch, chứ không sao nói với hiệu lực của lời từ miệng nhà truyền đạo có Thánh Thần ban sinh khí.” (Alexandre De Rohdes, Hành trình và truyền giáo, Divers Voges et Misisions, Bản dịch của Hồng Nhuệ, Tủ sách Đại kết 1994, Chương III., trang 55-56).



Linh mục Pierre Lambert de la Motte (1624 – + 15.06.1679), ngày dâng thánh lễ mở tay, đã có tâm nguyện: "Tình yêu Thiên Chúa đã đốt lên nơi tôi lòng nhiệt thành đến với người chưa biết Chúa, để nhờ công nghiệp Máu Thánh Chúa đổ ra, họ cũng được ơn cứu độ.”. Và năm 1658 linh mục Lambert De la Motte được cắt cử sai đi sang truyền gíao bên Thái Lan, bên Việt Nam và được bổ nhiệm phong làm Giám Mục cho những vùng nơi đó. Chính Ngài đã sống cuộc đời hy sinh dấn thân vì tin mừng cho Chúa, và đã thành lập Dòng nữ tu Mến Thánh Gía cho Giáo hội Việt Nam và Tháilan. 



Sứ vụ ra đi truyền giáo của ngài phản chiếu rõ nét “Lòng có đầy miệng mới nói ra!”, điều mà ngài đã có tâm niệm ấp ủ trong trái tim tâm hồn từ lúc còn trẻ tuổi.

Rồi trong đời sống hằng ngày xưa nay, biết bao nhiêu người đã thực hiện những việc những lời nói lớn lao kỳ diệu, hay cả những việc tuy thông thường nhỏ thôi cũng là kết qủa của “Lòng có đầy miệng mới nói ra!”

Những người quảng đại dấn thân cho công việc bác ái nhân đạo, chọn sống cho lý tưởng tôn gíao đạo đức cao đẹp, dù có phải hy sinh đời sống ý thích riêng tư, đều có động lực năng lượng thôi thúc phát xuất từ trong tận trái tim tâm hồn, như câu nói trong dân gian “Lòng có đầy miệng mới nói ra!”.

Lời nói hay việc làm của con người phản ảnh lại những gì đã ôm ấp thai nghén từ tận trong trái tim tâm hồn, như Chúa Giêsu Kito đã dùng hình ảnh bông hoa, trái qủa của một cây là kết qủa phát xuất từ hạt giống thân cây chui trồi ra:

“Không có cây nào tốt mà lại sinh quả sâu, cũng chẳng có cây nào sâu mà lại sinh quả tốt.Thật vậy, xem quả thì biết cây. Ở bụi gai, làm sao bẻ được vả, trong bụi rậm, làm gì hái được nho! Người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình; kẻ xấu thì lấy ra cái xấu từ kho tàng xấu. Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra.” (Lc 6,43-46).

Trên sân cỏ Euro 2024, đội tuyển bóng đá của các quốc gia vùng Âu Châu nỗ lực ra sức thi đấu mong muốn mang chiến thắng về cho đội tuyển quốc gia đất nước mình. Điều này phản ảnh tinh thần ước vọng, chí khí, mà các cầu thủ đội tuyển cũng như đất nước quê hương của họ đã nung nấu ấp ủ từ những ngày tháng năm qua trong trí óc cùng trái tim tâm hồn.

Khát vọng mong muốn của các đội tuyển bóng đá thi đấu trên sân cỏ để dành chiến thắng với nghệ thuật chơi thể thao trong tinh thần cao thượng “Fair play” thể hiện hình ảnh lòng có đầy, mới tuôn trào ra bên ngoài! 



Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 

Read 124 times

Last modified on Freitag, 14/06/2024

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

« June 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
          1 2
3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28 29 30

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

Khách truy cập

Hôm nay 172

Tổng cộng 14251629

Lên đầu trang