Phụng vụ cảm động tưởng niệm Cuộc Thương Khó Chúa Kitô chiều Thứ Sáu Tuần Thánh 2/4/2021 tại Vatican

Phụng vụ cảm động tưởng niệm Cuộc Thương Khó Chúa Kitô chiều Thứ Sáu Tuần Thánh 2/4/2021 tại Vatican

Lúc 6h chiều thứ Sáu 2 tháng Tư, Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Thánh Cha đã chủ sự Phụng Vụ Tưởng Niệm Cuộc Thương Khó Chúa Kitô tại bàn thờ Ngai Tòa bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.

Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên, phủ Giáo Hoàng đã giảng trong buổi cử hành.

Mở đầu bài giảng, Đức Hồng Y nói:

Hôm 3 tháng 10 năm 2020, tại lăng mộ của Thánh Phanxicô ở Assisi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ký Thông điệp “Về tình huynh đệ và tình bạn xã hội”, Fratelli tutti. Chỉ trong một thời gian ngắn, thông điệp đã khơi dậy trong lòng nhiều người khát vọng hướng tới giá trị phổ quát đó; thông điệp cũng đã làm sáng tỏ nhiều vết thương đang gây đau đớn trên thế giới ngày nay; đã gợi ý một số cách để đạt đến tình huynh đệ thực sự và chính đáng của nhân loại; và đã kêu gọi tất cả mọi người – cả cá nhân và các tổ chức – hãy làm việc cho mục tiêu đó.

Thông điệp này nhắm đến đông đảo độc giả, trong và ngoài Giáo hội, thực tế là toàn thể nhân loại. Bức thư trải dài trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống, từ khu vực tư nhân đến khu vực công, và từ các giới tôn giáo đến các thành phần xã hội và chính trị. Với phạm vi phổ quát của thông điệp này, tài liệu đã rất đúng khi tránh không giới hạn cuộc thảo luận vào những khía cạnh đặc thù chỉ thuộc về các tín hữu Kitô. Ở cuối thông điệp, có một đoạn trong đó các nền tảng phúc âm của tình huynh đệ được tóm tắt. Không nhiều ngôn từ, nhưng ý nghĩa rất sinh động, đoạn văn viết như sau:

Những người khác uống từ các nguồn khác. Đối với chúng ta, nguồn gốc của phẩm giá con người và tình huynh đệ là từ trong Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô. Từ Phúc Âm nảy sinh điều này là “tư tưởng Kitô giáo và hành động của Giáo hội đặt lên hàng ưu việt các mối quan hệ, những sự gặp gỡ với mầu nhiệm thánh thiêng của tha nhân, và sự hiệp thông phổ quát với toàn thể gia đình nhân loại, như một ơn gọi của tất cả mọi người” (Ft 277).

Mầu nhiệm thập giá mà chúng ta đang cử hành buộc chúng ta phải tập trung chính xác vào nền tảng Kitô học của tình huynh đệ đã được khai mạc trên đồi Canvê.

Đôi khi, Tân Ước sử dụng thuật ngữ anh em (adelfos) theo nghĩa nguyên thủy, phổ biến nhất của từ này là, anh chị em, một người được sinh ra cùng cha và cùng mẹ. Thứ hai, những người thuộc cùng một quốc gia hoặc dân tộc cũng được gọi là anh em. Thánh Phaolô nói rằng giả như vì anh em đồng bào của ngài theo huyết thống, mà ngài có bị nguyền rủa và xa lìa Đức Kitô, thì ngài cũng cam lòng (x. Rm 9: 3). Trong những bối cảnh đó, cũng như những trường hợp khác, anh em là một thuật ngữ chung bao gồm nam và nữ, anh chị em với nhau.

Theo đặc tính của nó, ý nghĩa của từ này mở rộng để bao gồm mỗi con người. Trong Kinh thánh, từ anh em, theo nghĩa này, đôi khi được dịch là người lân cận. “Ai ghét anh em mình..” (1 Ga 2: 9) có nghĩa là “ai ghét người lân cận của mình”. Khi Chúa Giêsu nói: “mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40), Người có ý bao gồm mọi người cần được giúp đỡ.

Bên cạnh tất cả những sắc thái này, Tân Ước còn dùng từ anh em để chỉ một nhóm người cụ thể. Anh em tôi là các môn đệ của Chúa Giêsu, những người chào đón giáo huấn của Ngài.

“Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi? […] Ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi.” (Mt 12, 48-50).

Lễ Phục sinh đánh dấu một bước phát triển mới và mang tính quyết định trong vấn đề này. Trong Mầu nhiệm Vượt qua, Đức Kitô trở thành “trưởng tử giữa một đàn em đông đúc” (Rm 8:29). Các môn đệ trở thành anh chị em theo một nghĩa mới và rất sâu sắc. Họ không chỉ có chung một niềm tin vào giáo huấn của Chúa Giêsu, mà còn chia sẻ Thần Khí của chính Ngài, và sự sống mới của Ngài là Đấng Phục Sinh.

Điều đáng nói là chỉ sau khi phục sinh, lần đầu tiên Chúa Giêsu mới gọi các môn đệ là anh em của Người. Ngài bảo bà Maria Mađalêna, “hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: ‘Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em’” (Ga 20:17). Thư gửi người Do Thái sử dụng thuật ngữ này theo cùng một nghĩa như thế, “Đấng thánh hoá là Đức Giêsu, và những ai được thánh hoá đều do một nguồn gốc. Vì thế, Người đã không hổ thẹn gọi họ là anh em” (Dt 2,11).

Sau sự kiện Phục sinh, đây là cách dùng phổ biến nhất của thuật ngữ anh em. Nó chỉ ra một người anh em trong đức tin, một thành viên của cộng đồng Kitô hữu. Họ cũng là anh em ruột thịt - nhưng trong huyết thống của Chúa Kitô! Vì Chúa Kitô cũng là Thiên Chúa, nên tình huynh đệ này vừa độc nhất vừa siêu việt. Tình huynh đệ trong Chúa Kitô không thay thế các loại tình huynh đệ khác, do cùng gia đình, quốc gia, hay chủng tộc, nhưng đúng hơn, tình huynh đệ trong Chúa Kitô đề cao những điều này. Là những tạo vật có cùng Thiên Chúa và cùng Cha, tất cả loài người đều là anh em của nhau. Đức tin Kitô thêm một chiều kích thứ hai và mang tính quyết định. Chúng ta là anh em không chỉ bởi vì chúng ta đều được tạo thành bởi cùng một Cha, mà còn vì chúng ta, nhờ ơn cứu độ, có cùng một người anh, là Chúa Giêsu Kitô, là “trưởng tử giữa một đàn em đông đúc”.

Một số hệ quả thực tế bắt nguồn từ sự thật này. Chúng ta phải xây dựng tình huynh đệ theo đúng cách mà chúng ta xây dựng hòa bình, đó là bắt đầu ngay với chính chúng ta, chứ không phải bằng những chiến lược vĩ đại và những mục tiêu trừu tượng, đầy tham vọng. Đối với chúng ta, điều đó có nghĩa là tình huynh đệ phổ quát phải bắt đầu từ trong lòng Giáo Hội Công Giáo. Lần này, tôi muốn đặt sang một bên ngay cả vòng tròn thứ hai, tức là tình huynh đệ tồn tại giữa tất cả các tín hữu tin vào Chúa Kitô trong phong trào đại kết.

Tình huynh đệ giữa những người Công Giáo đang bị thương tổn! Sự chia rẽ giữa các Giáo hội đã xé chiếc áo dài của Chúa Kitô thành từng mảnh, và tệ hơn nữa, mỗi dải vụn đã bị cắt thành những đoạn nhỏ thậm chí còn nhỏ hơn. Dĩ nhiên là tôi muốn đề cập đến yếu tố con người của thảm kịch này, bởi vì không ai có thể xé được chiếc áo dài thật của Chúa Kitô, là thân thể mầu nhiệm của Người được linh hoạt bởi Chúa Thánh Thần. Trong mắt Thiên Chúa, Giáo hội là “duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền”, và sẽ tiếp tục như thế cho đến ngày tận thế. Tuy nhiên, điều này không biện minh cho những chia rẽ của chúng ta, nhưng làm cho những chia rẽ ấy trở nên tội lỗi hơn và phải thúc đẩy chúng ta mạnh mẽ hơn nữa để chữa lành chúng.

Nguyên nhân phổ biến nhất của sự chia rẽ gay gắt giữa các tín hữu Công Giáo là gì? Đó không phải là vì tín lý, cũng không phải là vì các bí tích và các thừa tác vụ, không phải vì những điều mà chúng ta gìn giữ một cách trọn vẹn và phổ quát nhờ ân sủng của Thiên Chúa. Sự chia rẽ làm phân cực người Công Giáo bắt nguồn từ các lựa chọn chính trị phát triển thành các ý thức hệ chiếm ưu tiên hơn so với các cân nhắc liên quan đến tôn giáo và giáo hội và dẫn đến việc hoàn toàn từ bỏ giá trị và bổn phận vâng phục trong Giáo hội.

Ở nhiều nơi trên thế giới, những sự chia rẽ này là rất thực tế, mặc dù chúng không được nói đến một cách công khai, hay bị phủ nhận một cách quyết liệt. Đây là tội lỗi theo nghĩa nguyên thủy của nó. Nước thế gian này trở nên quan trọng trong lòng người hơn là Nước Trời.

Tôi tin rằng tất cả chúng ta cần phải tự vấn lương tâm một cách nghiêm chỉnh về vấn đề này và hoán cải. Khích động chia rẽ là công việc xuất sắc của kẻ có tên là ‘diabolos’ tức kẻ chia rẽ, kẻ thù gieo cỏ lùng, như Chúa Giêsu đã nhắc đến trong dụ ngôn (x. Mt 13:25).

Chúng ta cần học hỏi từ gương của Chúa Giêsu và từ Phúc âm. Chúa Giêsu sống vào thời kỳ phân cực chính trị mạnh mẽ. Có bốn phe phái tồn tại vào thời ấy là nhóm Pharisêu, nhóm Sađốc, nhóm Hêrốt và nhóm Dêlốt. Chúa Giêsu không đứng về phía bất kỳ nhóm nào trong số những phe phái này và mạnh mẽ chống lại những nỗ lực lôi kéo về phe này hay phe kia. Cộng đồng Kitô hữu tiên khởi đã trung thành theo Chúa trong lựa chọn đó, nổi bật nhất là gương sáng của các mục tử, những người cần phải là người chăn dắt toàn thể đàn chiên, chứ không chỉ một phần của đàn chiên.

Các mục tử cần phải là những người đầu tiên tự vấn lương tâm một cách nghiêm túc. Họ cần tự hỏi mình xem họ đang dẫn đàn chiên của mình đến đâu - đến với quan điểm của họ hay quan điểm của Chúa Giêsu. Công đồng Vatican II đặc biệt giao phó cho giáo dân nhiệm vụ diễn dịch các tác động xã hội, kinh tế và chính trị của Tin Mừng vào thực tiễn trong các hoàn cảnh lịch sử đa dạng, luôn luôn một cách tôn trọng và hòa bình.

Nếu có một đặc sủng hoặc ân sủng đặc biệt mà Giáo Hội Công Giáo được kêu gọi để vun đắp cho tất cả các Giáo hội Kitô, thì đó chính là sự hiệp nhất. Đối với các dân tộc bị áp bức những người sống sót sau các cuộc bách hại, sau các hành động tàn bạo, và chiến tranh, chuyến tông du gần đây của Đức Thánh Cha đến Iraq cho chúng ta thấy tận mắt ý nghĩa lớn lao của cảm thức thuộc về cùng một Giáo Hội phổ quát, trong đó có người lên tiếng thay cho những người không có tiếng nói, để tiếng kêu của họ có thể được phần còn lại của thế giới nghe thấy và để hy vọng được hồi sinh. Một lần nữa nhiệm vụ của Chúa Kitô đối với Phêrô, “Hãy củng cố anh em Thầy” (Lc 22:32) đã được hoàn thành.

Trước Đấng đã chết trên thập giá “để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối” (Ga 11:52), với tinh thần khiêm tốn và tấm lòng kiên trung, chúng ta hãy cất lên lời cầu nguyện mà Giáo hội ngỏ với Người trước khi rước lễ trong mỗi Thánh lễ:

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã nói với các Tông đồ rằng: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con”. Xin đừng chấp tội chúng con, nhưng xin nhìn đến đức tin của Hội Thánh Chúa; xin đoái thương ban cho Hội Thánh được bình an và hợp nhất theo thánh ý Chúa. Amen.

 Nguồn VietCatholic

Read 1932 times

Last modified on Samstag, 03/04/2021

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

https://hinhanh.ldcg.de/

 

« December 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          

Điểm Tin

Evangelium Tag für Tag

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Khách truy cập

Hôm nay 181

Tổng cộng 14297468

Lên đầu trang