Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta

Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta

Sau khi ông bà nguyên tổ Adam – Eva phạm tội kiêu ngạo và bị đuổi ra khỏi „Vườn Địa Đàng“, nơi mà trước kia ông bà ngày ngày được trò chuyện với Thiên Chúa; nay vì tội lỗi mà phải trốn chui, trốn nhủi trong sợ hãi và đau khổ. Tuy ông bà nguyên tổ phạm tội, nhưng Thiên Chúa vẫn yêu thương con người được Thiên Chúa tạo dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, nên Thiên Chúa đã hứa với ông Adam và bà Eva. Thiên Chúa nguyền rủa con rắn (Satan): „Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó.” (St 3,15). Từ dòng giống ông Adam và bà Eva, Thiên Chúa sẽ cho xuất hiện Đấng Cứu Thế đến đánh nát đầu con rắn là ma quỷ.

Giáo Hội đang bước vào tuần thứ tư của Mùa Vọng. Hôm nay, Giáo Hội cho chúng ta nghe lời Đức Chúa phán với vua A-khát qua môi miệng ngôn sứ I-sai-a rằng: „Ngươi cứ xin Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi ban cho ngươi một dấu dưới đáy âm phủ hoặc trên chốn cao xanh.” (Is 7,11)

Vua A-khát là vua nước Giu-đa, thuộc dòng dõi vua Đa-vít, đời sống của ông không mấy đẹp lòng Thiên Chúa. Tuy nhiên vì lời hứa và lòng thành tín của Thiên Chúa, Người vẫn muốn cho ông ấy một dấu chỉ. Vua A-khát nói: „Tôi không dám thử thách Đức Chúa.”

Dẫu vậy, Thiên Chúa vẫn ban cho dòng dõi Đa-vít một dấu chỉ. Ngôn sứ I-sai-a nói với vua A-khát: „Vì vậy, chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu: Này đây người trinh nữ sẽ mang thai, sẽ sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuel.”

Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Đây là một Tin Mừng trọng đại cho nhân loại,

Tin Mừng như mùa Xuân huy hoàng đang đến với tất cả những ai khát khao được giải thoát khỏi đau khổ bởi tội lỗi. Nhân loại sống trong đau khổ bởi tội lỗi, nay có Thiên Chúa đến ở cùng để che chở, bênh đỡ những ai trông cậy và tin tưởng nơi Ngài.

Suy niệm đến đây, tôi nhớ đến bài suy niệm của Cha Cố Giuse Nguyễn Văn Tịnh, FD (Gia đình con cái của Chúa); bài suy niệm được đăng trong cuốn sách: „Một năm bước đi theo Chúa“ trang 1-3 như sau:

Mùa Xuân Ðầu Tiên Của Ông Bà Nguyên Tổ.

Mới đây, vào những ngày đầu Mùa Vọng,  tuyết rơi liên tiếp khiến cho cảnh vật miền rừng núi Eifel, nơi tôi cư ngụ, như bị chìm trong một màu tuyết trắng bao la.

Tôi liên tưởng tới mùa đông thứ nhất đã xảy đến cho ông bà nguyên tổ Adong và Evà, sau khi ông bà phải từ biệt Vườn Địa Đàng xinh tươi và đầm ấm. Hẳn là ông bà đã có những giờ phút bồn chồn lo sợ và gần như tuyệt vọng, trong những ngày của mùa đông đầu tiên. Ông bà phải sống chui rúc co ro trong các hốc đá, không có hơi nóng, không có ánh sáng mặt trời. Nhìn ra ngoài, chỉ thấy một màu trắng xóa và giá lạnh của tuyết băng vô tận. Ðó đây có một vài khu rừng, nhưng lúc này thân cây khô cằn và trơ trọi, không còn hoa, không còn lá. Không gian tĩnh mịch một cách ghê rợn. Ông bà tưởng chừng: sự băng tuyết và quạnh hưu triền miên này, trong một ngày rất gần, sẽ chấm dứt cuộc đời của mình, cũng như sẽ hủy diệt hoàn toàn sự sống trên mặt đất!

Nhưng một hôm, nghe tiếng róc rách dưới làn tuyết, ông bà tò mò tới coi, thì thấy một dòng nước chảy trong suốt, vượt qua những thảm cỏ xanh tươi. Thì ra, sự sống vẫn còn!  Rồi mấy ngày hôm sau, mặt trời xuất hiện, tuyết tan dần, có tiếng gọi đàn của một bầy chim từ xa bay tới. Từ dưới màn tuyết lạnh, cỏ cây thi nhau vươn lên: Những ngành cây trụi lá đã bắt đầu đâm chổi nẩy lộc. Từ các lùm cây và bờ bụi, côn trùng và chim muông như bừng dậy. Chẳng bao lâu, không gian tràn ngập âm thanh và hương sắc. Thì ra: sự sống vẫn còn tồn tại, sự sống được đổi mới: xinh đẹp, tươi trẻ và huy hoàng biết bao!

Đó là lần đầu tiên mà ông bà nguyên tổ có cảm nghiệm về sự thay đổi thời tiết trên địa cầu. Mùa Xuân rực rỡ và ấm áp, đang thay thế cho mùa Đông tĩnh mịch và giá lạnh. Ông bà hướng về phía mặt trời, hân hoan nói lên lời ca ngợi và cảm tạ Đấng Thiên Chúa Hóa Công, đã cho mùa Xuân trở về, đem sinh khí mới đến cho chính bản thân mình và cho muôn loài, muôn vật . Nhớ tới thân phận lầm than hiện tại của mình: làm lụng vất vả, sống đơn côi, không còn những niềm an vui như khi còn sống trong vườn Ðịa Ðàng, bất giác ông bà rất đau buồn và tự hỏi:. Vườn Ðịa Ðàng đang ở đâu? Và Thiên Chúa, Thiên Chúa đang ở đâu bây giờ?!

Chính lúc cuộc sống của ông bà nguyên tổ trở thành vô nghĩa và tuyệt vọng như vậy, thì qua tâm linh của ông bà, Thiên Chúa nhắc lại lời hứa cứu độ của Người, ngay sau khi ông bà sa chước cám dỗ của con rắn già Satan: “Miêu duệ của ông bà sẽ đối địch với miêu duệ của Satan và một phụ nữ sẽ đạp nát đầu con rắn già quỷ quyệt!“(St 3,15)

Hạt giống cứu rỗi đã được gieo vào lòng ông bà nguyên tổ và từ đó đã sinh hoa kết trái trong lòng mọi người, đặc biệt trong lòng người Kitô hữu, khi cùng với toàn thể Giáo hội, mỗi năm, họ sống trong tâm tình khao khát và mong chờ của Mùa Vọng, để chuẩn bị thân và tâm, được đón nhận niềm An Lạc vô biên của Ðại lễ Chúa Giáng Sinh, kính mừng Thiên Chúa nhập thể làm người! (hết trích)

Ôi! Mầu nhiệm thay! “Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta“. Thiên Chúa xuống thế mặc lấy thân xác phàm nhân để ở cùng chúng con. Ở cùng chúng con, để chúng con không còn sợ hãi, mà an vui đi trên chính lộ trong sự công bình, bác ái.

Để xác nhận lời hứa: “Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta“, Chúa Giêsu đã lập „Phép Thánh Thể“ để trao hiến thân mình cho chúng ta, để tất cả những ai ước mong Chúa Giêsu cùng đồng hành với mình mọi ngày trong cuộc sống, thì người đó có Chúa luôn luôn ở bên cạnh để bảo vệ và nâng đỡ. Trước khi về trời cùng Chúa Cha, Chúa Giêsu còn nói cho các môn đệ, trong đó có chúng ta nữa. Chúa nói: „Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28,20b)

Xin Lời Chúa là nguồn an ủi, là sức mạnh ở lại trong tâm và trí chúng con, và xin dẫn dắt chúng con đi trên đường ngay nẻo chính, để chúng con được hưởng niềm vui mừng và hạnh phúc, vì có Chúa cùng đồng hành với chúng con trong mọi ngày lưu ký trần gian.

Xin Chúa biến đổi linh hồn và thể xác, và cả gia đình chúng con trở nên đơn sơ như máng cỏ, với mùi thơm của cỏ rơm khô, với sự hòa thuận yêu thương giữa cha mẹ, con cái và anh chị em, để chúng con hân hoan kính mời Chúa ngự đến và ở lại với gia đình chúng con, với mỗi người chúng con. Amen.

Giuse Bùi Văn Toàn, FD (Gia đình con cái của Chúa)

Read 688 times

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

https://hinhanh.ldcg.de/

 

« April 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Khách truy cập

Hôm nay 113

Tổng cộng 14239353

Lên đầu trang