Hình ảnh tâm tình tuyên xưng trong kinh Lạy Cha
Trong nghệ thuật hội họa một bức tranh có mặt phía trước và mặt sau hậu cung là hai điểm làm cho bức tranh được phân biệt nổi lên rõ nét.
Trong bức tranh đời sống con người chúng ta, nếp sinh hoạt diễn xảy ra hằng ngày được hiểu như là mặt trước xem thấy bằng con mắt được. Và mặt sau hậu cung là thế giới linh thiêng bao phủ xung quanh mà không nhìn thấy được, chỉ cảm nhận được bằng trái tim cùng thần kinh. Với người có lòng tin đó là thế giới của Thần Linh, của Thượng Đế, của Thiên Chúa.
Người tín hữu Chúa Giêsu Kitô xác tín sâu thẳm về thế giới hậu cung này trong (bức tranh) đời sống của mình. Hằng ngày từ buổi sáng lúc thức dậy ra khỏi giường ngủ cho tới buổi chiều tà, lúc ăn uống, lúc đọc kinh cầu nguyện…họ luôn luôn vẽ làm dấu hình thập gía Chúa Kitô trên thân thể mình. Cử chỉ này nói lên lòng tin tưởng vào một thế giới Thiên Chúa vô hình, nhưng hằng hiện diện và cùng hoạt động với trong bức tranh thế giới hữu hình nơi thế giới trần gian.
Cùng trong suy nghĩ đó, Kinh Lạy Cha đọc cầu nguyện hằng ngày, được hiểu có hậu cung thế giới của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu Kitô dậy khi cầu nguyện hãy đọc Kinh lạy Cha (Mt 6, 09-13) hằng ngày trong mọi hoàn cảnh đời sống, cụ thể là xin “cho chúng con lương thực đủ dùng hằng ngày” cùng bày tỏ cả những lo âu, gánh nặng, buồn vui, trông mong chờ đợi trong đời sống nữa.
Những hoàn cảnh cụ thể cảm nhận, đếm đo lường được trong đời sống như thế là mặt nổi phía trước lời Kinh lạy Cha, và còn có mặt phía sau hậu cung nơi Kinh nầy nữa. Đó là một thực thể phía bên kia, phía sau không thể nhìn thấy. Nhưng người tín hữu Chúa Kitô xác tín chân nhận thực thể vô hình đó giống như thực thể vật chất của đời sống là nền tảng luôn đụng chạm vào đời sống của mình.
Thực thể phía sau hậu cung đó linh thiêng. Phải, đó là một cá nhân thần linh đã cùng luôn sáng tạo đổi mới mọi sự trong vũ trụ, trong đó có những sự lạ lùng hằng diễn xảy ra trong đời sống trên địa cầu nơi thiên nhiên, nơi sự tồn tại phát triển sự sống của thú động vật, của con người.
Thực Thể cá nhân thần linh đó không phát minh sáng tạo nên công trình vũ trụ vật chất do từ một vật thể đã có sẵn. Nhưng đã sáng tạo bằng chính tư tưởng ý muốn thần thánh của Ngài qua lời nói phán ra: Hãy có!
Đồng thời Ngài đã khắc ghi phú bẩm vào công trình sáng tạo đó khả năng mầm sống để cho tồn tại phát triển từ thệ hệ này sang thế hệ khác nối tiếp nhau không mai một cùng tận. (Sách Sáng Thế 1, 1-31)
Sức mạnh khởi sự từ nguyên thủy không thể hiểu cắt nghĩa được, cùng vượt tầm suy nghĩ được đó là phía sau hậu cung trong Kinh Lạy Cha, mà Chúa Giêsu dậy cầu nguyện, với tâm tình đầy lòng tin tưởng phó thác, bằng câu thân thưa mở đầu: Lạy Cha chúng con!
Ngôn ngữ tâm tình mở đầu thân thiết đó như lời nói của người con tỏ bày nói cùng cha mẹ mình. Ngôn từ “Lạy Cha” đó chất chứa tâm tình lòng yêu mến cùng lòng tôn kính, tin tưởng sâu xa chân nhận người cha mình hằng luôn lo lắng che chở cho nhu cầu đời sống mình vật chất cũng như tinh thần, của ăn nước uống cũng như những vui buồn thành công thất bại mọi giai đoạn con đường đời sống.
Kinh lạy Cha là kinh Chúa Giêsu dậy để cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Đồng thời khi đọc Kinh này cũng diễn tả lòng tuyên xưng vào Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa tràn đầy lòng yêu thương săn sóc tác phẩm công trình Ngài đã sáng tạo dựng nên, mà con người là triều thiên nhiệm mầu của công trình sáng tạo trong vũ trụ.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Last modified on Samstag, 18/02/2023