Hình ảnh Thánh Mattheus

Hình ảnh Thánh Mattheus

Hằng năm Giáo Hội mừng lễ kính Thánh Mattheus vừa là vị tông đồ được Chúa Giêsu tuyển chọn kêu gọi trực tiếp đi theo Chúa lúc Ngài còn trên trần gian, và cũng là vị thánh sử viết phúc âm Chúa Giêsu Kitô, sau khi Ngài trở về trời.

Như vậy thánh Mattheus là nhân chứng trực tiếp đã sống sát gần Chúa Giêsu nghe Ngài rao giảng tin mừng, cùng được sống trải qua những lần Chúa Giêsu làm phép lạ, lập Bí Tích Thánh Thể, giờ phút đau khổ thương khó tử nạn của Chúa Giêsu, sự sống lại từ cõi chết và lên trời của Chúa.

Sau cùng thánh nhân cũng là người cùng với Đức mẹ Maria và các Tông đồ anh em đã đón nhận Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống ở nhà phòng tiệc ly bên Jerusalem.

Đâu là hình ảnh vị Tông đồ Thánh sử Mattheus?

Trong cả ba phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Mattheus (10,3), Thánh Marcô (3,18), Thánh Luca (6,15) và Sách Công vụ các Tông đồ (1,13), tên Mattheus được liệt kê trong danh sách 12 Tông đồ của Chúa Giêu Kitô.

Theo phúc âm thánh sử Marcô, Thánh Mattheus có tên là Levi hành nghề thu thuế cho người Roma. Và Khi Chúa Giêsu đi ngang qua trạm thu thế có ông đang ngồi ở bàn thu thuế, Ngài kêu gọi ông “hãy theo Ta!” và Ông đứng dậy theo Người liền (Mc 2,14).

Đức cố giáo hòang Benedicto 16. đã có suy tư về cung cách đầy nhiệt huyết không do dự của Levi bỏ mọi sự lại đàng sau đi theo tiếng kêu gọi của Chúa Giêsu “ Mattheus lập tức đứng dậy và theo Người. Câu tường thuật ngắn ngủi này diễn tả cung cách nếp sống triệt để cho câu trả lời sẵn sàng của Mattheus nghe theo tiếng gọi của Chúa Giêsu.

Điều này nói lên sự quyết tâm của Mattheus từ bỏ nguồn thu nhập tài chánh lợi nhuận hấp dẫn béo bở cho đời sống của mình, cho dù nguồn tài chính này thường không có gì trong sạch và cũng không hợp luật lệ nữa.

Nghe Chúa Giêsu gọi Hãy theo ta, Mattheus đã hiểu ra, nếu theo Ngài, thì Ngài không cho phép tiếp tục hành nghề thu thuế bất chính này nữa. Đó là điều Thiên Chúa không muốn.” (Benedickt XVI. Auf dem Fundament der Apostel, Katechesen zum Ursprung der Kirche, 2007, Regensburg, tr. 93.)

Không có sử sách nào nói đến chi tiết về thân thế của Thánh Mattheus như trong phúc âm viết thuật để lại.

Nhưng cũng có những tương truyền huyền thoại thuật lại Thánh Mattheus vào khoảng năm 42 sau Chúa giáng sinh đã rời bỏ phần đất nước Palestina và đi truyền giáo bên nước Ba Tư và bên nước Aethiopia. Rồi sau cùng tử vì đạo làm chứng cho cho Chúa ở Aethiopia. Di tích hài cốt của ngài được an táng ở Aethiopia. Sau đó được đưa về Paestum, và khoảng thế kỷ 10. được đưa về chôn cất ở Salerno bên nước Ý.

Theo ý kiến các nhà chú giải Kinh Thánh cho rằng Mattheo là một nhà trí thức Do Thái tin theo Chúa Giêsu Kitô thuộc vào thế hệ thứ hai. Là người Do Thái trở thành tín hữu Chúa Kitô nên Ông có cung cách cởi mở với những người không phải là Kitô giáo, điều này thể hiện rõ nét nơi nội dung bản văn phúc âm Ông viết ra.

Sách phúc âm Mattheus được viết trước tác vào khoảng từ năm 80 đến năm 90 sau Chúa giáng sinh ở Antiochia, nơi người tín hữu Chúa Kitô sống chung với những cộng đoàn người Do Thái, Hy Lạp và những nhóm dân tộc khác.

Nơi Phúc âm theo thánh sử Mattheo, Chúa Giêsu được trình bày trong tương quan với Do Thái giáo, là người chính thực cắt nghĩa về lề luật từ thời Mose.

Phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Mattheo nhấn mạnh đến lòng nhân từ thương xót của Chúa. Thánh sử Mattheo trích dẫn lời Ngôn sứ Hosea (6,6): Hãy đi và học cho biết ý nghĩa câu này: Ta muốn lòng nhân từ chứ đâu cần lễ tế. Vì ta không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi. (Mt 9,13 và 12,7).

Phúc âm Chúa Giêsu Kitô theo thánh sử Mattheus là bản vân phúc âm dài nhất với 28 chương.

Phúc âm Chúa Giêsu theo thánh sử Mattheus tình bày nhấn mạnh đến con người của Chúa Giêsu Kitô. Vì thế ngay chương mở đầu ông viết tường thuật chi tiết Gia phả của Chúa bắt đầu từ tổ phụ Abraham. Gia phả gốc tích dòng dõi con người Chúa Giêsu được chia làm ba phần, mỗi phần trải qua 14 đời: từ tổ phụ Abraham đến vua David có 14 đời, từ Vua David đến thời lưu đầy ở Babylon với 14 đời, và từ thời lưu đầy ở Babylon đến Chúa Giêsu Kitô cũng có 14 đời (Mt 1,1-17).

Thánh sử còn tường thuật ba lần Thiên Thần Chúa hiện ra báo cho Giuse. Lần thứ nhất báo cho Giuse đừng bỏ trốn, nhưng hãy nhận Maria làm vợ để trở thành cha nuôi Chúa Giêsu Kitô trong xã hội con người. (Mt 1,18-25).

Và sau khi các nhà chiêm tinh từ Phương Đông xa xôi đến tìm thờ lạy hài nhi Giêsu ở Bethlehem, Thiên Thần Chúa lại hiện ra lần thứ hai báo cho Ông Giuse đem gia đình đi di cư tỵ nạn sang nước Ai cập. Vì vua Herode truy lùng tìm giết hài nhi Giêsu. (Mt 2, 13-18).

Và lần thứ ba Thiên Thần Chúa hiện ra báo cho Giuse hãy đem gia đình Chúa Giêsu trở về quê quán Nazareth miền Galileo. Vì vua Herode truy lùng tìm giết hài nhi Giesu đã qua đời. (Mt 2,19-23).

Một đặc điểm nổi bật nhất trong phúc âm Chúa Giêsu theo thánh sử Mattheus là bài giảng của Chúa Giêsu trên núi, mà xưa nay gọi là Tám mối phúc thật. (Mt 5,1-15).

Bản văn tường thuật bài giảng này chất chứa phương châm hướng dẫn căn bản về cung cách nếp sống Kitô giáo trong tương quan chiều hướng thượng với Thiên Chúa, và chiều ngang đường chân trời giữa con người với nhau trong xã hội nhân loại.

Bài giảng Tám mối phúc thật trở thành lời kinh cầu nguyện mà người tín hữu Công giáo Việt Nam đọc hằng tuần trước thánh lễ Misa vào ngày Chúa Nhật hay ngày lễ trọng. Đọc để cầu nguyện cùng để ôn nhớ nhắc lại giáo lý sống đức tin người Kitô giáo trong đời sống xã hội.

Rồi phúc âm Chúa Giêsu theo thánh sử Mattheus cũng là bản phúc âm duy nhất viết tường thuật về quang cảnh ngày phán xét chung (Mt 25,31-46).

Bài tường thuật này không phải là một đe dọa, nhưng diễn tả nhấn mạnh đến cung cách sống đức tin Kitô: bác ái tình người là điều căn bản quan trọng nhất.

Bác ái tình người mang đến cho con người với nhau niềm an ủi, niềm vui hạnh phúc. Và công việc bác ái tình người làm cho người khác là cân lạng thước đo trước tòa Thiên Chúa, Đấng Thẩm Phán chí công, khi mỗi người đến trình diện trước Ngài vào ngày sau cùng đời sống.

Trên tường phía bàn thờ ở nhà nguyện Sixtin trong Museum Vatican, nơi diễn ra mật nghị bầu chọn vị Giáo Hoàng mới, có bức ảnh huyền thoại Ngày phán xét chung dựa trên bài tường thuật của Phúc âm Thánh Mattheus, do danh hoạ Michel Angelo vẽ. Ông vẽ bức danh họa này từ năm 1535 đến năm 1541, và trong bức tranh thần thánh này có tất cả 300 khuôn mặt.

Theo lịch sử tường thuật lại, mỗi Vị Hồng Y cử tri khi bỏ phiếu bầu vị Giáo hoàng mới phải đến trước bức danh họa tuyên tín thề trước Đấng Thẩm phán toàn năng…rồi mới bỏ lá phiếu kín vào chén thánh thùng phiếu.

Thánh sử Mattheus ngay từ chương đầu với Gia phả Con người Chúa Giêsu cùng trong toàn bản văn tường thuật nhấn mạnh đến khía cạnh con người, nên ông được chọn hình tượng là một người có đôi cánh như một Thiên Thần, và tay đang cầm bút viết sách làm biểu tượng cho phúc âm Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mattheus.

Lễ kính Thánh tông đồ Mattheus 21.09.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 

Read 406 times

Last modified on Dienstag, 19/09/2023

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

https://hinhanh.ldcg.de/

 

« April 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Khách truy cập

Hôm nay 92

Tổng cộng 14239652

Lên đầu trang