Hình ảnh đời sống vĩnh cửu

Hình ảnh đời sống vĩnh cửu

Hằng năm trong nếp sống đức tin của Giáo hội Công giáo dành tháng 11. tưởng nhớ đến những người đã qua đời. Đó là nếp sống đức tin trong Hội Thánh Công giáo.

Cung cách sống đức tin này nói lên nếp sống văn hóa lòng biết ơn giữa người còn sống với người đã qua đời.

Cung cách sống đạo đức này thể hiện thâm sâu lòng xác tín: sự sống thay đổi chứ không mất đi, cho dù sự chết gây ra sự chia lìa xa cách đau buồn nơi cuộc sống trên trần gian.

Cung cách sống này diễn tả niềm hy vọng: Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại! Như Chúa Giêsu Kitô đã chết và đã sống lại. Sự sống lại của Chúa Giêsu là tin mừng hy vọng cho linh hồn con người sau khi thân xác chết cũng được sống lại.

Trước nấm mồ hay trước di ảnh người qúa cố, tâm tình buồn thương nhớ tiếc, những kỷ niệm ngày xưa đã cùng chung sống trải qua với nhau xuất hiện trở lại trong tâm trí. Con người hầu như ai cũng có thắc mắc về sự chết là gì vậy. Nhưng người tín hữu Chúa Kitô không cần phải tìm cách cắt nghĩa về sự chết, nhưng họ tìm hiểu về sự sống. Vì qua đời sống chúng ta tìm được ý nghĩa đích thật của toàn thể đời sống con người.

„Trong khu rừng gìa yên tĩnh, chim chóc gục đầu rũ cánh, lim dim tìm giấc ngủ trưa trên các cành cây thưởng thức hương vị yên tĩnh buổi trưa hè nóng nực.
 
Đàng xa thình lình một chú chim Yến ngẩng đầu tư lự cất tiếng hỏi: „Đời sống là cái gì vậy?’’
 
Mọi loài chợt tỉnh thức vì câu hỏi vang lên giữa bầu khí yên lặng. Câu hỏi thật khó mà trả lời. Cây Hồng dưới thung lũng vươn mình khoe hương sắc qua nhánh lá non tươi xinh vừa nhú khỏi thân cây và nụ hoa vừa chớm nở, lên tiếng trả lời: ’’Đời sống là một chuỗi phát triển. Không có phát triển không có sự sống mới!’’
 
Chú Bươm Bướm mầu sắc óng ánh rực rỡ tung tăng bay lượn qua lại trên các nụ hoa tươi mới nở đang hút nhựa, thưởng thức hương hoa ngọt ngào từ các nhánh hoa nhí nhảnh lên tiếng: „Xem này, đời sống là niềm vui. Xem kìa ánh sáng mặt trời chiếu tỏa mọi nơi mang niềm vui đến cho mọi loài.’’
 
Dưới gốc cây chú Kiến càng đang mệt nhọc bò từng đoạn đường, miệng tha ống hút mật. Có lẽ ống to hơn chú gấp năm mười lần, uể oải lên tiếng: „À, đời sống đâu là cái quái gì. Tất cả chỉ là cố gắng, hy sinh và làm việc...’’
 
Chú Ong vàng bay lượn hút mật hoa kêu vo ve cũng góp lời: Đời sống ư. Đời sống là một chuỗi biến chuyển, thay đổi, lúc làm việc, lúc nghỉ ngơi thưởng lãm!’’
 
Chú Sâu đất trồi mình lên khỏi mặt đất thều thào lên tiếng: „Đời sống là một cuộc chiến đấu liên tục trong u tối!’’
 
Chú Chim bắt sâu hóm hỉnh lên tiếng: „Các bạn nói phải quá và hay lắm đấy. Nhưng có biết không, biết bao nhiêu lần người ta phải làm những cái, mà không biết điều đó là cái gì!“
 
Nghe thế mọi loài gục đầu tư lự suy nghĩ tiếp. Và họ hoài nghi ngay cả chính kinh nghiệm về đời sống của mình nữa...Thình lình một cơn mưa rào kéo đến làm tan bầu khí nặng nề sôi nổi. Anh ta lên tiếng:’’Đời sống ư, nào có là gì khác hơn nước mắt, nước mắt và nước mắt!’’
 
Những gịot nước mưa tụ lại thành một giòng nước nhỏ chảy theo các đường rãnh quanh co từ trên đồi cao xuống con suối bên dưới gần đó. Và từ đó lại tiếp tục chảy ra ngoài sông lớn. Sau nhiều tuần, nhiều tháng dòng nước chảy trôi xuôi ra tới biển cả mênh mông.
 
Ngoài đại dương những làn sóng bạc đầu dâng cao, đuổi nhau, chạy xô đập vào bờ biển làm bắn tung toé bọt sóng nước trắng phau lên bờ đá gồng ghềnh. Và rồi lại từ bờ đá sóng nứơc lấy đà tăng tốc độ chạy ngược trở ra ngoài khơi mênh mông. Ngọn sóng nước ầm vang như muốn gào thét thành lời: ’’Đời sống là một cuộc đuổi chạy vòng vo tiêu hao công lao sức lực đi tìm tự do.’’ 
 
Trên bầu trời cao, xa tít tận mây xanh chú Phượng Hoàng dương đôi cánh bay lượn, chao đi chao lại, oai nghi hùng dũng cất tiếng quát: ’’Đời sống là vươn lên, vươn lên và vươn lên cao mãi!’’
 
Một cơn giông kéo tới sườn đồi, tạt mạnh qua cánh đồng cỏ mọc xanh rì. Khiến thảm cỏ xanh nằm rạp xuống tận mặt đất theo chiều gío và phát ra những âm thanh rì rào như lời phát vào không gian: Đời sống là một cuộc uốn mình:  có lúc phải ngả nghiêng theo chiều gío, có lúc phải khép mình theo một trật tự; có lúc phải âm thầm im lìm ẩn khuất, nhất là những khi đường đời có nhiều gánh nặng, lo âu, có nhiều khó khăn phải vượt qua... 
 
Mặt trời đã lặn sang phía chân trời bên kia. Và màn đêm buông xuống bao phủ khắp cánh rừng. Trong lùm cây rậm rạp chú chim Cú mèo nhẹ nhàng chuyền từ cành này sang cành khác tìm mồi, thỏ thẻ lên tiếng: Đời sống chẳng qua là những cơ hội cho ta, khi những con vật khác đi ngủ!
 
Khu rừng bây giờ chìm hẳn trong đêm tối và trở nên yên lặng tĩnh mịch. Đêm đã khuya, xa xa trong một ngôi làng bên cạnh khu rừng, một cha xứ vừa thổi tắt ngọn đèn dầu hoa kỳ và nhủ thầm: Đời sống ư, quanh năm ngày tháng bận bịu với việc đọc sách báo, suy tư, cầu nguyện và dọn bài. Đời sống có khác gì là một bài giảng!
 
Cũng trong ngôi làng đó một thầy giáo ngồi chấm bài, âm thầm suy nghĩ: Đời sống cũng chẳng khác gì hơn là suốt đời gắn liền với việc dậy dỗ con em học sinh nơi trường học!
 
Đêm đã về khuya, trên con đường vắng bóng người, một chàng trai lầm lũi, dáng điệu mệt mỏi thất thểu bước đi lẩm bẩm một mình: Cuộc đời nói cho cùng có nhiều giai đoạn: lúc hứng khởi rộn ràng, lúc sống dửng dưng lạnh lùng, lúc có niềm vui, lúc sống trong âu lo sầu buồn thất vọng...!
 
Một cơn gío nhẹ trong đêm khuya thổi tạt qua, như muốn nói cùng chàng trai này: Phải rồi, cuộc đời là một chuỗi vô định, nào có ai biết được sẽ đi về đâu!
 
Đêm dài qua đi. Ánh bình minh ló dạng. Mặt trời mỉm cười lên tiếng: Các bạn hãy xem đây, tôi mang niềm vui, ánh nắng sức sống cho vạn vật. Tôi là dấu hiệu khởi đầu cho một ngày mới. Cuộc đời là khởi đầu bước vào ngưỡng cửa đời sống vĩnh cửu!’’ (Theo truyện thần thoại xứ Thụy Điển: Das Maerchen vom Leben).

Đời sống như thế có nhiều bộ mặt khác nhau cùng có gía trị cao qúy. Vì đời sống không do con người hay một công thức máy móc nào tính toán ấn định làm ra. Nhưng do Thiên Chúa, Đấng tạo Hóa tạo dựng ban cho con người, mà chúng ta tự hào cho đó là công trình thiên nhiên. Mỗi người với chương trình đời sống của mình đi vào lòng thế giới tiến bước vào đời sống vĩnh cửu ngày mai.

Tháng 11. hằng năm dành thời giờ để cầu nguyện tưởng nhớ các linh hồn, những người thân yêu của ta đã chấm dứt quãng đường hành trình trên trần gian ra đi về đời sau, là cơ hội tâm linh hướng lòng nhìn lên Chúa Giêsu Kitô đã sống lại từ cõi chết, với lòng tin tưởng biết ơn: người thân yêu đã qua đời cũng cùng được sống lại với Chúa Kitô phục sinh trên nước Thiên Chúa hằng sống!

Tin tưởng vào sứ điệp phục sinh của Chúa Giêsu, ta hướng nhìn lên Mặt Trời trên cao chiếu tỏa ánh quang báo hiệu một đời sống mới không bao giờ tận cùng, như Chúa đoan hứa cho hết mọi người tin tưởng vào Ngài.

Tháng 11. Tháng lòng hiếu thảo tưởng nhớ các Linh hồn
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

Read 3412 times

Last modified on Freitag, 03/11/2023

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

https://hinhanh.ldcg.de/

 

« December 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Khách truy cập

Hôm nay 171

Tổng cộng 14300158

Lên đầu trang