Hình ảnh chiếc chìa khóa và chiếc gươm

Hình ảnh chiếc chìa khóa và chiếc gươm

Ở hai bên thềm bậc thang lối lên đền thờ Thánh Phero ở Vatican có hai tượng bằng đá to lớn khổng lồ: bên trái Thánh Phero Tông đồ với chiếc chìa khóa trên tay, và bên phải Thánh Phaolô Tông đồ với chiếc kiếm trên tay. Hai bức tượng nầy được xây dựng từ thời Đức giáo hoàng Pio IX. năm 1847.

Hình ảnh hai bức tượng của hai vị Thánh tồng đồ này diễn tả sứ điệp đức tin vào Chúa Giêsu Kito thế nào?

Chiếc chìa khóa Phero

Thánh Tông đồ Phero xưa nay trong Giáo Hội được xưng tụng là vị Giáo hoàng tiên khởi của Giáo Hội Công giáo, mà biểu tượng cho ngài là chiếc chìa khóa trên tay, như thấy ở các hình tượng khắc vẽ về ngài.



Đền thờ Thánh Phero ở Vatican bên Roma là đền thờ mẹ của Giáo Hội Công giáo, được xây trên ngôi mộ của Thánh Phero, nơi ngài khoảng giữa những năm 64 - 67. bị kết án đóng đinh ngược vào thập gía dưới thời hoàng đế Neron cấm đạo Công giáo ở Roma.Thánh Tông đồ Phero bị đóng đinh ngược vào thập gía (đầu nơi chân cây thập gía, chân tay trên đầu cây thập gía) là nguyện vọng mong muốn của ngài. Ngài cảm thấy mình bất xứng, nên không muốn được đóng đinh vào thập tự như Chúa Giêsu Kitô, là người đã tin tưởng trao quyền trách vụ cho mình đứng đầu các Tông đồ, và Giáo hội Chúa ở trần gian.



“Đức Giê-su nói với ông Simon: “Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.” (Mt 16,17-19).



Thánh Phero tên thật cha mẹ đặt cho là Simon. Ông là công dân nước Do Thái sinh sống nghề chài lưới ở vùng biển hồ Galileo, miền Bắc nước Do Thái. Nhưng được Chúa Giêsu Kitô kêu gọi làm Môn đệ cùng đồng hành theo ngài suốt ba năm, và được Chúa Giêsu đặt cho tên mới là Phero, cùng trao cho sứ mạng là đội trưởng Tông đồ đoàn, trao quyền hành trọng trách tinh thần đứng đầu Giáo hội Chúa ở trần gian, sau khi Chúa Giêsu trở về trời. Ngài là vị Gíao hoàng đầu tiên của Giáo hội Công giáo.



Phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh sử Gioan tường thuật về tên mới của Simon:” Đức Giê-su nhìn ông Si-môn và nói: “Anh là Si-môn, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là Kê-pha” (tức là Phê-rô).(Ga 1,42).



Đức cố giáo hoàng Benedicto 16. có suy tư về tên mới Phero (Kepha): Chúa Giêsu thường không đổi tên của các Tông đồ mình, nhưng với Tông đồ Simon thì khác, ngài đổi tên ông Simon thành Keophas - Phero. Tên Phero theo tiếng Hylạp là Petros, tiếng latinh là Petrus (tảng đá). Tên gọi mới Petrus được diễn dịch không phải chỉ trong ý nghĩa chữ đen là “tảng đá”, nhưng mang ẩn chứa sứ mạng, mà Phero được Chúa Giêsu trao cho: là cột trụ nền tảng Giáo Hội Chúa ở trần gian!



Giáo phụ Origines (185 Alexandria- 254 Tyrus ) đã có suy tư về tảng đá Phero, mà Chúa Giêsu muốn xây dựng Giáo hội là nền tảng đức tin của Tông đồ Phero. Nền tảng đức tin đó củng cố đời sống Giáo Hội vượt qua mọi giai đoạn con đường lịch sử đời sống. Cho dù Giáo hội có trải qua những chao đảo sóng gío, những biến cố tiêu cực đen tối , Giáo hội Chúa không vì thế mà bị phá đổ suy tàn.



Thánh giáo phụ Augustino (354 - 430)có suy tư theo khía cạnh khác. Tảng đá Phero, trên nền tảng này Giáo hội được xây dựng, là chính Chúa Giesu Kitô. Như Thánh Phaolô đã gọi Chúa Giêsu Kitô là tảng đá nền tảng (1 cor 10,4).



Đức giáo hoàng Leo cả (400- 461) đã có suy tư về Phero ít theo khía cạnh luật pháp, nhưng nhiều hơn nghiêng về khía cạnh tâm linh tinh thần. Giáo hội xây dựng trên nền tảng Phero, với tuyên tín của Phero là vị giáo hoàng, như người đại diện mang sinh khí cho Giáo hội được sống động tồn tại.



Trên tay Thánh Giáo hoàng Phero có hai chiếc chìa khóa nơi hình vẽ cũng như nơi tượng khắc Thánh Phero. Chúa Giêsu trao cho Phero chìa khóa tháo mở và chìa khóa cầm buộc. Sau này theo truyền thống hai chiếc chìa khóa được vẽ mầu khác nhau: một mầu vàng và một mầu bạc.



Chiếc mầu bạc nói chỉ về đức tin của Thánh Phero, thể hiện qua lời tuyên tín của ngài nói với Chúa Giêsu: Thầy là Con Thiên Chúa hằng sống! Cũng như chúng ta cũng tuyên xưng đức tin đó trong Giáo hội với Chúa Giêsu Kitô



Chiếc mầu vàng chỉ về ý nghĩa sự công chính và tình yêu, mà Thánh Phero cũng như các vị Giáo Hoàng kế tiếp luôn hằng loan báo trong cung cách sống mục vụ, cùng gìn giữ bảo vệ trong Giáo hội.



Trên sân cỏ thi đấu bóng đá, như đang diễn ra giải Euro 24, hai đội thi đấu ra sân, mỗi đội đều có một người đội trưởng với chiếc băng vải đeo ở cánh tay bên trái. Người đội trưởng được vị huấn luyện viên tin tưởng tuyển chọn trong đội trao cho nhiệm vụ thay mặt cho anh em toàn đội nói truyện với trọng tài, bênh vực cổ võ tinh thần anh em đồng đội, thay mặt huấn luyện viên ra dấu hiệu thay đổi đội hình thi đấu trên sân cỏ khi cần thiết, và khi đội có chiến thắng lãnh giải Cup, người đội trưởng thay mặt toàn đội được vinh dự nhận chiếc Cup.



Thánh Tông đồ Phero được Chúa Giêsu tuyển chọn làm đội trưởng các tông đồ, là tảng đá đầu Giáo hội Chúa ở trần gian với sứ vụ: “Rồi Chúa nói: “Si-môn, Si-môn ơi, kìa Xa-tan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh.” (Lc 22,31- 33).

Chúa Giêsu nói ba lần với Tông đồ Phero khi trao quyền đứng đầu Giáo hội : “Hãy chăm sóc chiên của Thầy” (Ga 21, 17)



Tâm tình chan chứa lòng tin tưởng cùng tình người, tình thầy trò, tưởng không thể hơn được như thế!



Chiếc kiếm Phaolô

Thánh tông đồ Phaolô trong Giáo hội Công giáo được xưng tụng là vị Tông đồ cho dân ngoại. Nhưng hình tượng vẽ khắc tạc tượng thánh nhân ngoài cuốn sách phúc âm Chúa Giêsu, còn có chiếc kiếm trên tay nữa.



Hình ảnh chiếc kiếm trên tay một người, theo quan niệm dân gian xưa nay, diễn tả sự hùng mạnh của một vị tướng quân từng trải trong chiến tranh với nhiều chiến thắng vẻ vang. Nhưng Thánh tông đồ Phaolô không phải là người như thế. Hình ảnh Chiếc kiếm vẽ khắc thêm vào trên tay ông ẩn chứa ý nghĩa khác.

Từ Jerusalem Phaolô đã bôn ba vượt đường bộ, đi tầu biển đến khắp các nước vùng Tiểu Á Trung Đông trong đế quốc Roma, và sang tận thành Roma giảng đạo truyền bá tin mừng đức tin vào Chúa Giêsu Kitô. Vào khoảng năm 64. thời hoàng đế Neron của Roma ra lệnh cấm đạo Công giáo đức tin vào Chúa Giêsu Kitô rất gắt gao…Giáo hội cùng các tín hữu Chúa Kitô bị theo dõi, bị bắt, bị giam cầm kết án tử vì tin theo đạo Công giáo. Vị Tông đồ Phaolo bị bắt giam trong tù ngục và bị kết án tử hình. Nhưng vì Phaolô là công dân Roma, nên không bị đóng đinh vào thập tự như Thánh Phero, mà bị chém đầu.Vì thế chiếc gươm được vẽ thêm vào hình tượng ông nhắc nhớ đến chuyện lịch sử cái chết của ông năm xưa vì đức tin Kitô giáo.

Thánh tông đồ Phaolo không là một binh sĩ, không là một sĩ quan chiến đấu ngoài trận địa. Nhưng đời ông là một người đi chiến đấu vì lý tưởng tinh thần tôn giáo đức tin vào Thiên Chúa. Sách Công vụ các Tông Đồ ghi thuật lại, Phalo có tên là Saulus, một người theo trường phái Phariseo Do Thái giáo, đã đầy nhiệt huyết đi tìm lùng bắt, phỉ báng, sát hại những người tin theo Chúa Giêsu Kitô thời kỳ Giáo hội Chúa ở trần gian mới thành lập sau khi Chúa Giêsu Kitô về trời. Saulus xác tín đức tin vào Chúa Giesu Kitô là lạc giáo, nên ông với tầm hiểu biết rộng rãi cùng nhiệt huyết đã tìm mọi phương cách chiến đấu chống lại.

Nhưng Chúa Giesu Kitô đã hiện ra cảm hóa Ông trên đường ông đi Damaskus tìm lùng bắt những người tin vào Chúa Giesu. Cú ngã ngựa trên đường đi khiến mắt ông không còn nhìn thấy gì bên ngoài nữa. Nhưng con mắt bên trong tâm hồn ông được khai sáng mở ra cho ông một tầm nhìn khác: Quay ngược trở lại tin vào Chúa Giêsu Kitô. Mạnh dạn ra đi chiến đấu làm chứng rao giảng tin mừng vào Chúa Giesu Kitô, chịu đựng mọi gian lao thử thách khốn cùng, sống chết với Giáo hội Chúa ở trần gian. (CV 9,1-30 ).

Phaolo đã hăng say chiến đấu tìm cách chống bài trừ đức tin vào Chúa Giêsu như thế nào lúc khởi đầu, nhưng khi đã quay trở lại với đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, Phaolô lại cũng với nhiệt huyết đó hy sinh dấn thân chiến đấu vượt mọi khó khăn gian nan rao giảng bảo vệ đức tin Chúa Giêsu Kitô như thế. Và sau cùng Phaolô đã trả gía bằng chính mạng sống mình cho đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, như chính ngài đã viết về năng lượng cho động lực nhiệt huyết đó của mình: tình yêu. (Thư gửi Giáo đoàn Roma (8,35-39).

Từ khi mở mắt chào đời Phaolo vào khoảng năm 10. ở Tarsus (CV 22,3) cha mẹ đã đặt tên cho bằng tiếng Do Thái là Saulus. Nhưng sau biến cố ngã ngựa trên đường đi tìm kiếm lùng bắt những người theo đức tin vào Chúa Giêsu, Saulus đã không chỉ bị mù loà, nhưng ông còn quay trở lại với đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, cùng dấn thân đi truyền giáo rao giảng làm chứng cho đức tin vào Chúa Giêsu Kitô . Và từ đó ông tự đổi tên mình thành Paulus theo tiếng latinh. 


”Đêm ấy Chúa đến bên ông Phao-lô và nói: “Hãy vững lòng! Con đã long trọng làm chứng cho Thầy ở Giê-ru-sa-lem thế nào, thì con cũng phải làm chứng như vậy tại Rô-ma nữa.” (CV 23,11).

Vị tông đồ Phaolô là một người, một chiến sĩ không có vũ khí khác gì ngoài Tin mừng tình yêu vào Chúa Giêsu Kitô, và bầu nhiệt huyết đời sống của ngài cho tin mừng vào Chúa.

Trên sân cỏ trận đấu thể thao bóng đá các cầu thủ phải quan sát chạy liên tục, chiến đấu liên tục dùng nghệ thuật cùng sức lực đá chuyền, giành trái banh về cho đội mình, bảo vệ khung thành phần sân nhà mình, cùng tìm cách tấn công đá trái banh tung lưới khung thành của đội đối thủ. Dù có bị chèn ép ngã, bị thương đau, họ cũng phải đứng dậy cố gắng nỗ lực dấn thân từng giây phút trong trận đấu cho đến khi kết thúc.

Hình ảnh đó vị tông đồ Phaolô đã viết nhắn nhủ học trò Timotheo trong cuộc chiến đấu trên sân cỏ tinh thần đời sống làm chứng rao giảng đức tin vào Thiên Chúa, mà chính Phaolô đã trải qua:


“Phần anh, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của anh. Còn tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi.Tôi đã chiến đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện. (Thư gửi Timotheo 5,8).



Thâm sâu hơn, tâm tình gương mẫu hơn, tưởng khó có thể được như thế!



Lễ mừng kính hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, ngày 29.06.


Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long 



 

Read 449 times

Last modified on Donnerstag, 27/06/2024

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

https://hinhanh.ldcg.de/

 

« December 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Khách truy cập

Hôm nay 111

Tổng cộng 14300437

Lên đầu trang