Hình ảnh về người mẹ

Hình ảnh về người mẹ

 

Từ hôm 24.02.2022, hằng ngày cảnh hàng ngàn người mẹ tay xách nách mang bồng bế dắt những người con…hốt hoảng chạy loạn vì bị chiến tranh đe dọa, tìm đường đi tỵ nạn từ Ukraina sang các đất nước láng giềng bên cạnh, phóng sự chiếu trên các kênh tuyền hình gây nên cảnh bàng hoàng, thương tâm đau lòng cho mọi người trên thế giới. Những hình ảnh đó gợi lên tình liên đới thương cảm, và lòng cảm phục sự hy sinh dũng cảm của các người mẹ.

Trên khuôn mặt của họ lộ diện nỗi lo âu sự mệt mỏi bơ vơ trong cảnh loạn ly phải xa quê nhà vừa lo cho con trên đường đi tỵ nạn, vừa lo lắng cho sức khoẻ mạng sống của chồng còn ở bên quê nhà Ukraina, diễn tả thâm sâu tấm lòng tình yêu dạt dào của người mẹ.

Tấm lòng người mẹ hiển thị sống động trong đời sống con người. Nhưng lại thiêng liêng nhiệm mầu không có hình hài cùng mầu sắc.

Tình yêu người mẹ như đóng khung trong thân thể người mẹ. Nhưng lại bao la sâu thẳm, không sao đo lường được.

Tình mẫu tử êm thắm nhẹ nhàng. Nhưng lại rộn ràng trào dâng, phát đi tín hiệu bừng lên sức phấn chấn cho người con.

Vậy có thể dùng hình ảnh gì để diễn tả tấm lòng người mẹ?

1. Trong thân thể nơi mỗi người và cả nơi thú vật nữa, Đấng Tạo Hóa đã tạo dựng một trái tim. Trái tim là trung tâm lọc máu, cùng bơm máu dẫn đi khắp cùng thân thể nuôi dưỡng cơ thể con người. Trong mỗi gia đình người mẹ được ca ví như Trung Tâm của gia đình cho con cái. Mẹ sinh thành ra người con, nuôi dưỡng, dậy dỗ giáo dục con mình nên người. Mẹ đôi khi phải nói to tiếng với con, nhưng bà không bao giờ giận ghét con mình.

Đi đâu xa vắng, người con nào cũng nhớ về trung tâm Mẹ ở nhà. Trung Tâm Mẹ thu hút tập họp con cái anh chị em lại với nhau. Người mẹ nào cũng có sức kiên nhẫn chịu đựng, dù những mệt nhọc, khó chịu, lo toan bận rộn chồng chất.

2. Đấng Tạo Hóa tạo dựng cho mỗi người có đôi bàn tay không chỉ là đường nét trang điểm cho thân thể cân bằng cùng đẹp, nhưng đôi bàn tay còn là dụng cụ rất hữu ích cần thiết cho đời sống. Mẹ được ca ví như đôi Bàn Tay. Ngay từ lúc mở mắt chào đời, Mẹ luôn cầm tay con mình, bồng bế em bé, dẫn em đi từng bước chập chững, chỉ cho em lối đi.

Bàn tay mẹ xoa dịu, lau sạch đôi dòng nước mắt đang lăn chảy trên đôi gò má người con. Bàn tay mẹ nấu sữa, thay tã quần áo cho em bé. Bàn tay mẹ cầm tay con làm dấu Thánh Gía, tập cho con viết chữ a,b,c. Bàn tay mẹ nấu cơm nước, ủi quần áo, thu dọn nhà cửa sạch sẽ trong gia đình.

Bàn tay Mẹ hằng đưa ra che chở con cái trong gia đình.

3. Trong khu vườn thiên nhiên có những cây bông hoa. Bông hoa bung nở phát toả hương sắc tươi thắm tô điểm cho khu vườn sống động cùng đẹp sáng rực rỡ. Đời sống người mẹ được thi vị hóa ca ví Mẹ như Bông Hoa. Mẹ yêu thích bông hoa thiên nhiên, vì thế Mẹ hay mua hoa cắm trong nhà. Mẹ cũng tươi đẹp, trong mát như bông hoa mới nở. Có mẹ ở nhà, bầu khí gia đình tỏa hương thơm sáng như cánh hoa tươi nở.


Mỗi khi người con nhìn mẹ mình, niềm vui tươi hạnh phúc bừng lên trong người họ.

4. Đấng Tạo Hóa ngay từ khởi đầu công trình sáng tạo vũ trụ thiên nhiên đã tạo dựng trước hết nên ánh sáng làm căn bản cho mọi công trình sự sống được nẩy nở phát triển. Con người chúng ta cũng ca ví người Mẹ như Ánh Sáng. Nơi nào có ánh sáng chiếu tới, bóng tối bị đẩy lui ra khỏi, và nơi đó có an toàn. Ánh sáng chiếu soi, ánh sáng mang đến không khí vui mừng
Nụ cười của mẹ tỏa mang bầu khí trong sáng, mang đến sự hài hòa niềm vui đầm ấm cho gia đình. Người con khi tiếp nhận bắt gặp nụ cười ánh mắt mẹ mình, họ như được ánh sáng chiếu tỏa đến: ánh sáng niềm vui, ánh sáng niềm an ủi.

5. Từ khi bắt đầu đi học, sách vở gắn liền với đời sống con người. Dân gian chúng ta cũng ca ví Mẹ như một Cuốn Sách. Khi lật mở cuốn sách ra, người ta tìm được những điều muốn tìm hiểu. Trong Cuốn Sách Mẹ có những chỉ bảo thúc dục nhắc nhở việc học hành, giờ giấc ăn ngủ, giải trí, giữ vệ sinh sạch sẽ cho đến cung cách sống làm người: học ăn học nói, học gói học mở.

Cuốn Sách Mẹ ai cũng luôn có trong suốt đời sống.

6. Nhà ở che nắng mưa, chắn gío rét lạnh nóng nực vào mọi không gian, thời gian, nơi chốn xưa nay luôn hằng cần thiết cho đời sống con người, cùng cả thú vật nữa. Dân gian có suy tư ca ví người Mẹ như một Ngôi Nhà. Dù là một túp lều nhỏ, với tường vách thô sơ, nhưng đó là căn bản cần thiết cho đời sống an toàn của con người. Trong một ngôi nhà, một túp lều, không chỉ có cửa, có bàn ghế, giường tủ, màn che…nhưng còn có đời sống tình yêu vợ chồng với nhau, cha mẹ với con cái, anh chị em với nhau. Ngôi nhà là tổ ấm tình thương yêu.

Trong Ngôi Nhà Mẹ bầu không khí tình người bao phủ lan tỏa tới mọi con cháu. Mẹ như mái nhà che nắng mưa cho con cháu, gìn giữ con mình cho khỏi bị gía lạnh nóng nực, cùng sự dữ xâm nhập phá hoại .

7. Trong vũ trụ Đấng Tạo Hóa đã quan phòng tạo dựng nên mặt trời là vầng to lớn chiếu tỏa ánh sáng hơi nóng năng lượng cùng phân biệt ngày và đêm. Trong đời sống gia đình cũng có ca ví người Mẹ như Mặt Trời. Từ mặt trời chiếu tỏa tia nắng cùng sức sống hơi nóng xuống vạn vật trong công trình sáng tạo thiên nhiên. Không có nắng ấm tỏa chiếu xuống trần gian, sự sống không nẩy nở phát triển được. 

Từ nơi Mặt Trời Mẹ phát tỏa sức sống nồng ấm cùng sự dịu dàng an bình. Khi thiếu vắng bóng mẹ, không gian gia đình như chìm lặng trong làn mây đen mù che khuất.

Mặt Trời mẹ là nguồn tình yêu mến và niềm vui hạnh phúc.

8. Trong thiên nhiên trời đất, Đấng Tạo Hóa đã sáng tạo các quặng mỏ như kho tàng nằm sâu trong lòng đất, trong lòng biển cả, trong lòng núi, cho các thế hệ con người, và trí khôn mỗi người cũng là một kho tàng ẩn chứa những tư tưởng suy nghĩ. Đời sống tâm lòng người mẹ cũng được hiểu ca ví như Kho Tàng. Kho tàng nào cũng chứa đựng cất giữ những báu vật, những gì là gía trị cao qúi. Trong Kho Tàng mẹ cả đời người con không sao khám phá ra hết nổi: Kho tàng chứa đựng sự quan tâm săn sóc lo lắng của mẹ cho con cái.

Kho Tàng Mẹ cất chứa đựng những điều thâm cung bí nhiệm, mà người con tin tưởng bày tỏ cùng mẹ mình. Kho Tàng mẹ gìn giữ những điều đó riêng cho bà và cho người con đó thôi.

9. Cơm Bánh là thực phẩm căn bản cần thiết cho thân xác bao tử cùng trí tuệ thần kinh con người hằng ngày trong đời sống. Con người và cả thú vật nữa, nhất là khi còn nhỏ thơ bé, luôn luôn cần đến mẹ, và sữa mẹ để phát triển cho sống còn. Vì thế mẹ được ca ví như Thực phẩm. Mẹ lo lắng hằng ngày sao cho con cái có đủ cơm bánh ăn. Mẹ dành thời giờ tâm tính cho bữa ăn trong gia đình sao cho ngon miệng, bổ béo mang đến sức khoẻ cho con.

Con người thiếu hay không có cơm bánh no đủ, sẽ lâm vào tình trạng đói kém yếu sức suy nhược. Thiếu vắng Mẹ, đời sống con người cũng trở nên u buồn ảm đạm.

10. Đời sống tấm lòng người Mẹ được diễn tả như Chiếc Bàn. Dù to hay nhỏ, dài hay vuông, hay tròn…chiếc bàn là chỗ trưng bày trải rộng, phơi bày những vật dụng đồ đạc, là nơi chốn ngồi tụ lại nói chuyện tâm tình ăn uống, viết lách.

Với mẹ cũng thế, người con có thể tâm tình phơi bày những mong ước, cùng những suy nghĩ và niềm vui nỗi lo âu của mình ra với mẹ mình.

Lòng Mẹ là chiếc bàn cho người con trải tâm sự mình ra, mà không sợ bị gạt phủi hất đi, hay bị ép buộc lợi dụng. Trái lại đó là nơi chốn an toàn cho những tâm sự thầm kín đời người con.

11. Âm thanh tiếng nói là phương tiện giúp thông hiểu giao thương giữa con người với nhau trong đời sống. Và Mẹ được ca ví như Tiếng Nói bài hát. Ngay từ lúc thuở đầu đời, Mẹ luôn hát ru con ngủ. Bài Hát đã đi vào ký ức kỷ niệm của người con. Tiếng nói của con là do Mẹ tập cho nói. Giọng tiếng con nói cũng do ảnh hưởng của mẹ rót vào tai vào tâm hồn con từ thuở mới mở mắt chào đời.

Lúc còn thơ bé, khi nghe Mẹ nói cùng hát, người con nhoẻn miệng cười sung sướng, và từ từ nhắm mắt chìm trong giấc ngủ mơ màng. Rồi khi đã khôn lớn dần, người con cất tiếng nói và hát theo, cùng cảm thấy lòng sung sướng hạnh phúc.

Có những người ghi nhớ mãi về mẹ mình, mỗi khi nghe thấy câu giọng nói nào, hay bài hát quen thuộc ngày xưa mẹ vẫn hát vang vọng từ xa lại. Và có những người hát thuộc lòng suốt đời “bài hát ruột” mà mẹ con đã từng hát ngay từ lúc còn nhỏ.

Tiếng Mẹ là tiếng mẹ đẻ của con.

12. Nước mưa từ trời rơi xuống mặt đất, nước chảy ngoài đại dương, trong lòng sông trong khe suối mang sức sống đến cho vạn vật trong công trình vũ trụ thiên nhiên. Lòng Mẹ được ca ví diễn tả như Giòng Nước. Giòng nước chảy trong lòng sông, nơi con suối mang sức sống, sự trong mát đến cho thiên nhiên phát triển. Giòng nước phát nguồn chảy đổ từ trên nguồn cao xuống dưới thấp.

Sữa mẹ là Giòng Nước thức ăn nuôi dưỡng người con ngay từ thuở thơ bé đầu đời. Khi con khát nước, mẹ mang nước cho con uống.

Giòng nước chảy cuốn trôi đi rác rưởi, sỏi cát…mang đến sự tẩy rửa sạch sẽ mới mẻ. Mẹ hằng ngày tắm rửa cho con nhỏ được sạch thơm. Nhờ thế người con khoẻ mạnh mau lớn. Khi con dần khôn lớn, mẹ chỉ bảo cách dùng nước tắm rửa, giặt quần áo, giữ gìn sức khoẻ cho thân thể được tươi mát vệ sinh sạch sẽ.

Giòng Nước Mẹ nuôi dưỡng thân xác và tinh thần con lớn lên đi vào đời.

Trong Kinh Thánh, Thánh Tiên Tri Ê-dê-ki-en, đã có ca ví diễn tả về Mẹ với tâm tình hình ảnh của nguồn đầy sức sống phát triển vươn lên:

„Người Mẹ giống cây nho được trồng bên dòng nước
quả trĩu nặng, cành lá sum sê, nhờ mạch nước dồi dào.“ (Ezechiel 19,10)

Ngày nhớ ơn các người mẹ trần gian
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 

Read 1136 times

Last modified on Freitag, 06/05/2022

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

https://hinhanh.ldcg.de/

 

« December 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Khách truy cập

Hôm nay 168

Tổng cộng 14300155

Lên đầu trang