Hình ảnh Chúa Giêsu Kitô biến hình

Hình ảnh Chúa Giêsu Kitô biến hình

Hằng năm Giáo hội Công giáo mừng lễ Chúa Giêsu biến hình vào ngày 06.08. từ thời Đức giáo hoàng Calixto III. năm 1457.

Nguồn gốc lễ mừng này đã có từ thời Giáo hội Chính Thống Byzantin vào thế kỷ 5. sang 6.

Lễ mừng này có nền tảng dựa trên phúc âm Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mattheo: “Chúa Giêsu gọi Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông này, và Người đưa các ông tới chỗ riêng biệt trên núi cao. Người biến hình trước mặt các ông: mặt Người chiếu sáng như mặt trời, áo Người trở nên trắng như tuyết. Và đây ông Môsê và Êlia hiện ra và đàm đạo với Người.” (Mt 17,1-3).

Theo truyền thống Giáo hội Byzantin Chúa Giêsu biến hình trên ngọn núi Tabor ở miền Bắc nước Do Thái. Kinh thánh Cựu ước có nhắc đến tên ngọn núi này là nơi thờ phượng các Thần Thánh của dân Canaan thưở cổ xa xưa.

Năm 348 Giám mục Kyrillo thành Jerusalem sau những nghiên cứu tìm hiểu đã qủa quyết Tabor là ngọn núi Chúa Giêsu Kitô đã leo lên và biến hình trên đó, như sách Phúc âm thuật lại. Các Thánh giáo phụ Origines và Hieronimus cũng đồng ý kiến qủa quyết trên núi Tabor Chúa Giêsu đã biến hình.

Ngày nay núi Tabor là địa điểm hành hương thu hút các khách hành hương sang thăm viếng đất thánh Do Thái. Họ mong muốn tìm lại dấu vết con đường lịch sử thánh thiêng, mà ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm Chúa Giêsu Kitô đã sống trải qua những nơi chốn đó.

Sứ điệp gì ẩn chứa nơi hình ảnh Chúa Giêsu biến hình ?

Phúc âm thuật lại: ba Tông đồ Phero, Gioan và Giacobê xuất hiện trước mặt họ diện mạo sáng rực như một hào quang chiếu sáng tựa ánh sáng mặt trời, áo Người trở nên trắng như tuyết, và nói chuyện với hai vị Tiên Tri đã qua đời từ hằng bao thế kỷ trước đó Mose và Elia.
Qua biến đổi trong ánh sáng hào quang đó Chúa Giêsu chỉ cho các tông đồ đi theo thấy tận mắt bản tính con người của Chúa Giêsu là người Con Thiên Chúa.

Chúa Giêsu chỉ cho con người trần gian trên mặt đất khuôn mặt con người thật của Ngài. Ngài nói chuyện, lắng nghe, hướng nhìn và sống động. Nơi con người với xương thịt máu huyết đó Thiên Chúa ở giữa con người trần gian.

Vinh quang của Chúa Giêsu Kitô không chiếu tỏa trước hết khi Ngài sống lại từ cõi chết, nhưng ngay bây giờ nơi cuộc sống ở dưới trần gian mặt đất.

Còn con người trần gian chúng ta có biến hình thay đổi không?

Thánh Phaolo đã nói đến sự biến hình của Chúa Giêsu, trong suy luận về niềm hy vọng sự sống lại củ Chúa Giêsu Kitô cho con người trần gian: “Đây tôi nói cho anh em biết mầu nhiệm này: không phải tất cả chúng ta sẽ chết, nhưng tất cả chúng ta sẽ được biến đổi.” (1 cor 15,51).

Như thế Thánh Phaolô xác tín sự biến đổi không hủy bỏ bản thân con người phải chết cùng chóng qua đi của chúng ta, nhưng nhiều hơn căn tính của con người được bảo tồn gìn giữ. Chúng ta sẽ bị biến đổi tận căn để sâu thẳm, dẫu vậy chúng ta vẫn còn là mình.

Trong thiên nhiên nơi lùm cây cỏ, một con sâu róm hình dạng xấu xí, nhưng theo chu trình tự nhiên nó từ từ phát triển biến dạng chui ra khỏi vỏ thân thể con sâu thành một con bươm bướm mầu sắc rực rỡ bay lượn trong thiên nhiên. Con sâu róm đã lột xác thay đổi hình dạng trở thành con bươm bướm đẹp rực rỡ.

Sự thay đổi biến hình dạng luôn là một hình ảnh nói về niềm hy vọng cho con người: sự chết không là sự tận cùng của bản tính con người, nhưng là trạm nghỉ yên. Nơi trạm đó có một nếp sống thanh thản tự do, cùng không bị giới hạn làm cho ra bị tiêu hủy. Nếp sống đó trái ngược với nếp sống trên trần gian luôn bị giới hạn vào một không gian cùng thời gian chóng qua đi.

Sự biến đổi nơi sự sống lại khác với sự thay đổi biến hình vạn vật cơ thể của một con sâu róm biến thành con bươm bướm. Sự biến đổi của phục sinh sống lại không là giai đoạn có nhiều mắt xích của con người thiên nhiên tự tạo chế làm ra, nhưng hoàn toàn do Thiên Chúa tác thành. Chính Thiên Chúa biến đổi tạo thành ban cho sự sống mới.

Hình ảnh sự biến hình của Chúa Giêsu trên núi ẩn chứa hình ảnh sứ điệp niềm hy vọng cho con người cũng sẽ được biến đổi qua sự chết từ nếp sống trên con đường trần gian sang nếp sống con đường tinh thần bên Thiên Chúa, Đấng đã tạo thành ban cho con người sự sống.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

Read 3585 times

Last modified on Donnerstag, 03/08/2023

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

https://hinhanh.ldcg.de/

 

« April 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Khách truy cập

Hôm nay 92

Tổng cộng 14239652

Lên đầu trang